Sở Giao dịch
(Nguồn: Báo cáo của phòng Kế hoạch Tổng hợp, VRB - CN SGD)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch những năm gần đây
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, chỉ tiêu này quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm qua, VRB - CN SGD rất quan tâm đến công tác huy động vốn và chú trọng đa dạng hóa nguồn vốn huy động từ mọi nguồn trong các thành phần kinh tế.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2015 - 2017
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VRB - CN SGD)
Qua bảng trên có thể thấy nguồn vốn huy động của VRB - CN SGD có sự tăng truởng qua các năm với tốc độ khá tốt.
Năm 2016 là một năm phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới, giá của
một số hàng hóa cơ bản giảm, thuơng mại toàn cầu trì trệ, nhiều hàng hóa cơ bản giảm mạnh, kinh tế Việt Nam tăng truởng chậm lại tuy nhiên vẫn nằm trong xu thế đi lên: Tăng truởng kinh tế năm 2016 đạt 6,21%, lạm phát kiểm soát ở mức 4,74% (thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra - 5%), tỷ giá và thị truờng ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, cán cân thanh toán quốc tế dịch chuyển sang thặng du. Ngành Ngân hàng tăng truởng ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng truởng kinh tế bền vững:
Tổng phương tiện thanh toán tăng 18,38%, huy động vốn tăng 17,75%, tín dụng tăng khá đạt 18,25% so với năm 2015.
Trong bối cảnh đó, VRB - CN SGD cũng nằm trong xu hướng chung của ngành Ngân hàng, tận dụng được những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.970 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2015. Huy động vốn tăng trưởng khả quan, cơ cấu thay đổi tích cực: gia tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ, đảm bảo tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ phù hợp, tiết giảm chi phí huy động vốn cho ngân hàng.
+ Huy động vốn tăng đều ở cả TCKT (17,0%) và dân cư (18,6%).
+ Cơ cấu nguồn vốn dịch chuyển phù hợp với định hướng của VRB - CN SGD (tỷ trọng huy động vốn từ TCKT dân cư tương ứng là 45% và 55%).
+ Huy động vốn không kỳ hạn tăng 13,2% so với cuối năm 2015 (chiếm 27% tổng nguồn vốn) thể hiện kết quả của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của chi nhánh.
Năm 2017, kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh và đồng đều ở các khu vực, thương mại mở rộng, lạm phát thấp và ổn định. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam bứt phá về cuối năm: GDP tăng 6,81% vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6,7%) và đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát được kiểm soát, tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng cao trên 53 tỷ USD, mặt bằng lãi suất ổn định và giảm nhẹ, tổng kim ngạch suất khẩu cao mốc 400 tỷ USD. Hệ thống Ngân hàng tiếp tục củng cố và phát triển: Tín dụng tăng 18,17% so với năm 2016, huy động vốn tăng 15,01%, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,91%.
Trong bối cảnh đó, VRB - CN SGD cũng đạt được các kết quả khả quan: tổng nguồn vốn huy động đạt 2.362 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2016. Huy động vốn tăng trưởng bám sát định hướng chỉ đạo, điều hành kinh
doanh: Rút giảm huy động vốn lãi suất cạnh tranh, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn ngoại tệ, chú trọng phát triển KH bán buôn mới.
+ Huy động vốn tăng đều ở cả TCKT (20,0%) và dân cu (19,9%). + Cơ cấu nguồn vốn dịch chuyển phù hợp với định huớng của VRB - CN SGD (tỷ trọng huy động vốn từ TCKT dân cu tuơng ứng là 45% và 55%.
+ Huy động vốn không kỳ hạn tăng 25,9% so với cuối năm 2016 (chiếm 28% tổng nguồn vốn).
+ Huy động vốn ngoại tệ đạt 470 tỷ đồng, tăng 20,21% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 19,90% tổng nguồn vốn huy động.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2015 - 2017
1 thời hạn______ 2 % 4 100% 1.796 % 242 18,9% 272 17,8% + Ngắn hạn 767 60% 864 57% 1.008 56% 97 12,6% 144 16,7% + Trung hạn 139 11% 171 11% 178 10% 32 23,0% 7 4,1% + Dài hạn 376 29% 489 32% 610 34% 113 30,1% 121 24,7% 2 Phân theo tiền tệ________ 1.28 2 100 % 1.52 4 100% 1.796 100 % 242 18,9% 272 17,8% + VND_________ 855 67% 1.07 4 70% 1.203 67% 219 25,6% 129 12,0% + Ngoại tệ 427 33% 450 30% 593 33% 23 5,4% 143 31,8%
3 Phân theoloại hình KH 21.28 %100 41.52 100% 1.796 %100 242 18,9% 272 17,8%
+ Doanh nghiệp 1.10 3 86% 1.31 9 87% 1.560 87% 217 19,7% 241 18% + Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân 180 14% 205 13% 236 13% 25 13,9% 31 15%
ST T
Mảng hoạt động
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch
Giá trị
Tỷ
trọng Giátrị trọngTỷ Giátrị trọngTỷ Tuyệt2016-2015 2017-2016
đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối
Qua bảng trên có thể thấy dư nợ của VRB - CN SGD có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ khá ổn định và tương đồng với tốc độ tăng trưởng chung của Ngành Ngân hàng.
Năm 2016, dư nợ tín dụng đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm
2015 (tín dụng của Ngành Ngân hàng tăng đạt 18,25%). Năm 2017, dư nợ tín dụng đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2016 (Tín dụng của Ngành Ngân hàng tăng 18,17% so với năm 2016).
+ Tín dụng các năm tăng trưởng với tốc độ ổn định, khoảng 18 - 19%.
+ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cũng được chú trọng kiểm soát, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm chủ yếu, ở mức 56 - 60%, tiếp theo là dư nợ dài hạn 30-33% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm khoảng 10%.
+ Tín dụng bán buôn luôn là định hướng phát triển chính của VRB - CN SGD, tỷ trọng luôn duy trì ổn định ở mức 86 - 87%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 19%.
+ Bên cạnh đó, từ năm 2016, VRB - CN SGD bắt đầu chú trọng mở rộng tín dụng bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại các PGD. Kết quả dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng khá tốt, tỷ trọng dư nợ bán lẻ ổn định ở mức khoảng13-14% tổng dư nợ.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của VRB - CN SGD tăng trưởng khá tốt qua các năm. Năm
2016 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 9,9%, đặc biệt là năm 2017 khi tình hình kinh tế thế giới và tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lơi, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VRB - CN SGD đạt khá cao, là 21,5%. Tỷ trọng lợi nhuận từ các mảng hoạt động cũng duy trì ổn định qua các năm.
Chi tiết về tình hình lợi nhuận của VRB - CN SGD được thống kê theo bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Lợi nhuận Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2015 - 2017
3 Kinh doanh ngoại hối_____ 5,2 4 11% 6,16 12 % 6,8 11% 0,92 17,6% 0,6 4 10,4% 4 Hoạt động khác 6,3 5 13 % 6,38 12 % 6,97 11% 0,03 0,5% 0,5 9 9,2% Tổng cộng 47,29 100% 51,96 100% 63,15 100% 4,67 9,9% 11,19 21,5%
(Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh của VRB - CN SGD)
Về hoạt động tín dụng: Đây luôn là hoạt động chính, chiêm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Qua các năm tỷ trọng lợi nhuận có được từ hoạt động tín dụng luôn duy trì ở mức ôn định là 64 - 66%.
về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Là Ngân hàng liên doanh giữa 2 quốc gia (Việt Nam và Nga) nguôn vốn góp là USD nên VRB - CN SGD có lợi thê thuận lợi về nguôn USD dôi dào, do đó thu nhập từ hoạt động ngoại hối luôn chiêm tỷ trọng ôn định trong các hoạt động dịch vụ của VRB - CN SGD (khoảng 10 - 11%). Từ cuối năm 2015, khi NHNN chính thức hạ lãi suất tiền gửi bằng USD về 0%, tình hình huy động vốn USD gặp một số hạn chê, tuy nhiên thu nhập từ hoạt động ngoại hối của VRB - CN SGD cũng không bị ảnh hưởng nhiều, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức khá tốt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại nguôn thu nhập ôn định cho Ngân hàng.
về dịch vụ thanh toán'. Nhờ ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra, giám sát được được hiện nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo an toàn, chính xác. Đồng thời VRB - CN SGD cũng triển khai thành công dịch vụ thanh toán linh hoạt qua Internet với cơ chế bảo mật cao, tạo thuận lợi cho KH trong quá trình giao dịch. Số lượng KH đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện giao dịch không ngừng tăng lên qua các năm, tăng các khoản thu phí dịch vụ cho Ngân hàng.
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH