Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1395 quản trị rủi ro hoạt động môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán NH công thương VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 93)

- Rủiro hoạt động

1 — Tỳ lệ kỹ quỹ duy trì X Tòng giá tộ tái sàntrèntái khoán ký quỹ tinh theo giá thị trường

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là, quy trình quản trị rủi ro quá chặt chẽ dẫn tới có nhiều chính sách không linh hoạt cho khách hàng.

Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam là công ty con của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, kinh doanh trên phần vốn nhà nước. Thế nên, hoạt động kinh doanh của công ty phải đề cao tính an toàn tối đa và hoạt động quản trị rủi ro rất được chú trọng để phòng ngừa rủi ro phát sinh dẫn đến việc hao hụt vốn nhà nước đồng thời ảnh hưởng đến thương hiệu. Vì thế, có thể nói hoạt động quản trị rủi ro của VietinbankSc rất chặt chẽ và nghiêm ngặt và thậm chí ở một vài nghiệp vụ còn khá cứng nhắc gây nhiều bất lợi cho khách hàng khi giao dịch ở công ty. Điển hình là một vài bất cập khi cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán tại công ty. Dịch vụ ứng trước là dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán của khách hàng - khách hàng khi bán chứng khoán trong tài khoản thì theo quy định tiền bán chứng khoán sau 3 ngày mới về tài khoản. Tuy nhiên nếu khách hàng đã ký hợp đồng khung về ứng trước tiền bán với công ty chứng khoán và ngân hàng hỗ trợ, khách hàng có thể ứng trước số tiền đó để tiếp tục mua chứng khoán hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản. Ở hầu hết các công ty chứng khoán, khách hàng hoàn toàn có thể ứng trước 100% tổng giá trị chứng khoán bán sau khi đã trừ phí và thuế. Và điều đó dường như trở thành một dịch vụ không thể thiếu đối với giao dịch của khách hàng, đặc biệt khách hàng lớn thường xuyên giao dịch với tần suất cao. Tuy nhiên, tại VietinbankSc, rất nhiều quy định được đề ra liên quan đến hoạt động ứng trước: ví dụ như chỉ được ứng trước tiền bán chứng khoán (chứng khoán phải đảm bảo nằm trong danh mục công ty cho phép, được ban hành vào đầu tháng); 100% giá trị bán được ứng chỉ khi khách hàng dùng số tiền bán chứng khoán đó để tiếp tục mua loại chứng khoán khác; nếu khách hàng muốn rút tiền ứng thì số tiền rút bắt buộc không lớn hơn 70% tổng giá trị danh mục trong tài khoản. Những quy định này trên thực tế nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro thanh toán trong hoạt động cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán nhưng đồng thời gây bất cập cho khách hàng. Khi khách hàng so sánh dịch vụ này giữa VietinbankSc và công ty chứng khoán khác sẽ thấy sự không linh hoạt của VietinBankSc dẫn tới khách hàng sẽ thấy bất tiện khi sử dụng dịch vụ. Với sự bất cập này, một lượng khách hàng

thường xuyên giao dịch có thể chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán khác giao dịch. Bên cạnh đó, dịch vụ chuyển tiền mà công ty cung cấp cũng được đánh giá là khá chặt chẽ, dẫn đến nhiều bất tiện cho khách hàng. Hiện nay khách hàng không cần trực tiếp đến quầy để rút tiền nữa mà có thể dùng dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng đã đăng ký qua điện thoại hoặc internet. Tại VietinbankSc, khách hàng chỉ được chuyển tiền vào tài khoản chính họ được mở tại ngân hàng, đã đăng ký. Chuyển tiền không chính chủ chỉ được phép khi tài khoản ngân hàng người thụ hưởng bắt buộc phải mở tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng hệ thống với công ty và không có trường hợp ngoại lệ. Nhiều khách hàng đã phàn nàn khi mà quản trị rủi ro khá chặt chẽ của công ty dẫn sự bất tiện khi giao dịch và chuyển tiền của khách hàng.

Hai là, quy trình quản trị rủi ro mới xây dựng có tính hệ thống cao, chặt chẽ và khá hoàn thiện nhưng không thể tránh khỏi một vài hạn chế.

Phương pháp đo lường rủi ro trong quy trình quản trị rủi ro của công ty nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng chỉ dừng lại ở mức chung chung. Phương pháp đo lường trong hoạt động môi giới chứng khoán chỉ được đề cập là thông qua phương pháp phân tích và đánh giá khả năng xẩy ra và mức độ tác động. Phương pháp đo lường rủi ro được sử dụng là phương pháp định tính và định lượng. Hạn mức rủi ro cũng chỉ được xác định trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu, mức độ chịu rủi ro cho từng nghiệp vụ cụ thể, do trưởng các đơn vị đề xuất các hạn mức rủi ro, mức phê duyệt cho từng cá nhân, từng nghiệp vụ. Quy trình chưa đưa ra con số cụ thể và chi tiết đối với hạn mức rủi ro hay phương pháp đo lường dẫn đến những nhầm lẫn hay sai sót khi xác định hạn mức rủi ro hoặc đo lường rủi ro không chính xác, nhất quán.

Ba là, hiện tại, hệ thống giao dịch từ xa qua điện thoại của Công ty còn khá đơn giản, khả năng lưu trữ dữ liệu đôi khi còn trục trặc, thiếu ổn định dẫn tới rủi ro trong quá trình giao dịch đối với hoạt động môi giới.

Để đảm bảo quản trị tốt rủi ro, tăng cường chất lượng dịch vụ trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu, đầu tư hệ thống Contact Center nhằm đảm bảo: Khả năng lưu trữ dữ liệu ổn định, liên tục giảm thiểu rủi ro cho các cán bộ Môi giới, dễ dàng thực hiện

kiểm tra, tra soát sau và trong quá trình giao dịch và Tích hợp chức năng tổng đài trả lời tự động phục vụ việc tra cứu thông tin giải phóng nhân lực cho hoạt động Môi giới.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Một là, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến sự ảnh hưởng không nhỏ của những chính sách từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

VietinbankSc là công ty con của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chiếm tới 75,6% vốn cổ phần tại công ty. Hiện nay, trong hội đồng quản trị của công ty có 05 thành viên thì 03 thành viên hội đồng quản trị bao gồm 01 chủ tịch hội đồng quản trị và 02 ủy viên đang làm việc tại Ngân hàng Công Thương và 02 ủy viên hội đồng quản trị còn lại là lãnh đạo của công ty (Theo báo cáo từ đại hội cổ đông năm 2014). Vì thế các quy chế, chính sách của công ty phải phù hợp với quy chế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và được ngân hàng chấp thuận. Hơn nữa, tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 64,46% cổ phần ngân hàng thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì thế có thể nói, VietinbankSc đang hoạt động và kinh doanh trên phần lớn vốn của Nhà nước và theo chính sách khá chặt chẽ từ Ngân Hàng Công Thương. Điều này dẫn tới sự kém linh hoạt trong hoạt động quản trị công ty cũng như các hoạt động kinh doanh.

Hai là, hiện nay, những quy định pháp luật và hướng dẫn về quản trị rủi ro cho Công ty chứng khoán còn chưa nhiều và vẫn còn nhiều mâu thuẫn.

Thành lập năm 2000, tính đến thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động và phát triển được 14 năm. Tuy nhiên với chừng ấy năm hoạt động, UBCKNN vẫn chưa đưa ra một văn bản chính thức nào hướng dẫn công ty chứng khoán về việc quản trị rủi ro cho CTCK. Thị trường chứng kiến biết bao thăng trầm,

trải qua không ít khó khăn nhất là thời điểm đáy của thị trường vào năm 2009, trong thời điểm khó khăn đấy nhiều CTCK rơi vào tình trạng khó khăn do không chú trọng vào quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sau thời điểm đó, một số văn bản như Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài Chính; Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 09/10/2012 sửa đổi Thông tư 226 chỉ mới đưa ra Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Phải đến ngày 26-2-2013, Chủ tịch UBCK mới ký Quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống QTRR cho CTCK.

Ngoài ra, nhiều quy định hướng dẫn của UBCK còn bất nhất, có lỗ hổng dẫn tới sự lách luật của công ty chứng khoán và quản trị rủi ro không tốt. Theo Điều 32 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC quy định hoạt động của CTCK, CTCK phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính CTCK. Các công ty này cũng không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; khách hàng phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn. Vậy nhưng, Công văn số 1888/UBCK-QLKD về việc thực hiện quản lý tách bạch tiền gửi NĐT tại ngân hàng chỉ yêu cầu: "Tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng được CTCK mở tại ngân hàng phải tách biệt với tài khoản tự doanh của CTCK". Như vậy, chỉ tách biệt với tài khoản tự doanh, còn nếu là tài khoản khác thì CTCK vẫn không phải tách bạch? Có thể nói đây là sự nửa vời, bởi vẫn không đảm bảo được tính minh bạch trong quản lý tiền của NĐT và CTCK. CTCK vẫn có thể toàn quyền quyết định sử dụng tiền trên tài khoản tổng (của CTCK và NĐT mở tại ngân hàng). Chính sự không rõ ràng kể trên là chỗ dựa để CTCK trù trừ trong việc tách bạch.

Ba là, một lý do quan trọng khiến các vi phạm và tái phạm trên thị trường chứng khoán ngày càng nhiều đó là chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức tính răn đe.

Với mức phạt hiện nay, lợi ích đạt được nếu vi phạm vẫn lớn hơn nhiều lần tiền phạt. Theo nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng. Đối với cá nhân hành nghề chứng khoán một trong các hành vi vi phạm sau: Chiếm dụng chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tạm giữ chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng theo hình thức lưu ký dưới tên công ty chứng khoán; Cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố; Sử dụng tài khoản hoặc tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được CTCK ủy quyền theo sự ủy thác của khách hàng cho công ty chứng khoán bằng văn bản hay Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán hoặc cho khách hàng vay chứng khoán, trừ trường hợp pháp luật quy định khác chỉ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Mức phạt ấy thực sự không thấm vào đâu so với những thương vụ vi phạm trong hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Vì thế, khi so sánh lợi nhuận thu về khi vi phạm luật chứng khoán với số tiền phải bỏ ra nếu bị xử phạt, người hành nghề chứng khoán dễ dàng bị cuốn hút hay bị lôi kéo vào những thương vụ vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi vi phạm gây rủi ro cho chính bản thân, cho nhà đầu tư và cho công ty.

Một phần của tài liệu 1395 quản trị rủi ro hoạt động môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán NH công thương VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w