Hoàn thiện hệ thống QTRR và phát huy tối đa hoạt động quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 1395 quản trị rủi ro hoạt động môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán NH công thương VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 102)

- Rủiro hoạt động

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống QTRR và phát huy tối đa hoạt động quản trị rủi ro

Công ty cần đánh giá hoạt động QTRR từng thời kỳ, rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro. Công ty cần phải không ngừng nâng cao công tác quản

trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo mọi nghiệp vụ đều được kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ; tuân thủ quy định của pháp luật, UBCKNN, quy định nội bộ của Công ty.

Hiện nay quy trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh mới được ban hành được hơn 1 năm vì thế quy trình khó có thể tránh khỏi những sai sót và chưa thể hoàn thiện. Trong quá trình áp dụng, các ban phòng cần phải ứng dụng chặt chẽ qui trình quản trị rủi ro, tăng cường hoạt động kiểm tra hoạt động của ban phòng mình để đưa ra báo cáo về tính ưu việt hay những hạn chế khi áp dụng tại bộ phận của mình. Khối quản trị kiểm soát bao gồm kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ phải kiểm tra sát sao hoạt động công ty, đánh giá hoạt động và đưa ra báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng và hàng quý; tuân theo chỉ đạo và phối hợp với ban kiểm soát đưa ra báo cáo hàng tháng và ý kiến đóng góp và những đề xuất phát triển hoàn thiện hoạt động rủi ro lên Hội đồng quản trị và ban Giám đôc công ty. Từ những kinh nghiệm rút ra từ chính các phòng ban cùng ý kiến khách quan khối kiểm soát, ban quản trị rủi ro sẽ tiếp thu, bổ sung và hoàn

thiện quy trình dưới sự đồng ý của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc để đưa ra quy trình quản trị rủi ro tối ưu nhất. Ngoài ra, trong quy trình quản trị rủi ro đối với từng ban phòng nhất là phòng môi giới cần đưa ra biện pháp xử lý đối với cán bộ vi phạm rủi ro cụ thể, hợp lý để cán bộ thực hiện ý thức được nhiệm vụ của mình đồng thời quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro trong khi thực hiện nghiệp vụ.

Công ty cần tăng cường hoạt động bộ phận kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm

soát nội bộ là bộ phận không tách rời của hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo Công ty chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ năm 2014 của VietinbankSc cũng đã có nhiều đổi mới như: thực hiện chức năng pháp chế của Công ty, rà soát trước các hợp đồng kinh tế quan trọng, các tờ trình, phương án đầu tư của các đơn vị thuộc Công ty. Hầu hết các nghiệp vụ có tiềm ẩn rủi ro đều được bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ rà soát trước khi trình Ban Điều hành phê duyệt để đưa vào thực hiện. Năm 2014, công ty cũng đã thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị vào đầu năm 2014 theo quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hiên nay số lượng nhân viên trong phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ quá mỏng mà lượng công việc tương đối nhiều. Vì thế dẫn đến tình trạng công việc bị ùn tắc, một số vi phạm hoặc lỗi phát sinh chưa được kịp thời phát hiện bởi phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, lượng công việc nhiều nên phòng kiểm soát chỉ kiểm tra xác suất lỗi theo từng mẫu nên lỗi vi phạm có thể bỏ sót. Để tránh tối đa rủi ro phát sinh, Công ty cần tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số lượng nhân viên phòng kiểm soát với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Kiểm soát để tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty trong quá trình ra quyết định chỉ đạo, điều hành đảm bảo bám sát thực tế, an toàn cho hệ thống.

Hoạt động của Ban Kiểm soát cần được phát huy tối đa hiệu quả. Ban Kiểm

soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Hội đồng quản

trị và Ban tổng Giám đốc trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó, nhiệm vụ không kém phần quan trọng là: Giám sát, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục sai phạm, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Chỉ đạo bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ tại Công ty; Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro từng thời kỳ, rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro. Với vai trò không nhỏ đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của ban kiểm soát như là tăng cường hoạt động giám sát, tổ chức các cuộc họp định kỳ và phối hợp chặt chẽ với ban kiểm soát nội bộ để phát hiện ra những lỗi vi phạm đang tồn đọng, những vi phạm mới phát sinh để tránh tối đa rủi ro trong hoạt động công ty, hoàn thiện và phát triển qui trình quản trị rủi ro đồng thời phát triển mục tiêu kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu 1395 quản trị rủi ro hoạt động môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán NH công thương VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w