- Thứ nhất, Ổn định thị trừờng và định hướng chính sách
NHNN với vai trò là cơ quan chủ quản đồng thời là đơn vị trực tiếp ban hành những thay đổi trong chính sách, cơ chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để có sự ổn định tương đối về cơ cấu dịch vụ, tác giả khuyến nghị NHNN nhanh chóng xây dựng danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cũng như các tổ chức khác được phép cung cấp và bổ sung hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng như phù hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống.
NHNN cần có một cơ chế thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng bán buôn mới, đặc thù, gắn liền với công nghệ số. Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từ đó tạo dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết các ngân hàng.
Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản phát triển hoạt động ngân hàng. Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm
định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từ đó tạo dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết các ngân hàng.
Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán và kế toán để đáp ứng nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới để thay thế các văn bản cũ mà trước đây được xây dựng chủ yếu phục vụ cho các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.
- Thứ hai, Tiếp tục hoàn thiện môi trừờngpháp lý cho hoạt động ngân hàng
NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển.
Ổn định kinh tế và sự cải thiện của kết cấu hạ tầng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của hệ thống tài chính và thị trường NHBB và NHBL. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN cần nhanh chóng ban hành quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn.
NHNN không ngừng hoàn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng trong việc cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và hoạt động ngân hàng mới.
Khuyến khích các ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ. Việc xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ của các NHTM là hết sức cần thiết và phù hợp, bởi vì hoạt động dịch vụ phát triển sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng để từ đó đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời DVNH phát triển sẽ đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng và cho nền kinh tế.
- Thứ ba, Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng
Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các TCTD cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng - điều kiện cho các hoạt động ngân hàng có thể phát triển.
- Thứ tư, Không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM
Sự can thiệp quá sâu của NHNN vào hoạt động kinh doanh của NHTM làm cho NHTM mất đi thế chủ động trong kinh doanh từ đó hạn chế khả năng
sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù riêng của ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập, để các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn đòi hỏi NHNN chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động của NHTM, không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của NHTM.
Về điều hành lãi suất: NHNN tiến dần đến tự do hóa lãi suất hoàn toàn để các NHTM cũng như Vietcombank tự chủ hơn trong việc xác định lãi suất kinh doanh.
NHNN nên tạo cơ chế “mở” cho các ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ mới theo hướng những gì không cấm thì được phép làm chứ không phải trình qua NHNN nữa. Do đặc thù của dịch vụ là thứ vô hình và dễ sao chép, bắt chước nên việc trình xin phép cho các dịch vụ mới đôi khi sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các ngân hàng hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ chớp thời cơ tung sản phẩm ra trước.
- Thứ năm, NHNN cần tăng cường định hướng hoạt động NHTM trong nước
NHNN tiếp tục phối hợp cùng với các bộ ban ngành có liên quan xây dựng, rà soát định hướng đối với hệ thống ngân hàng. Theo đó, NHNN cần định hướng rõ ràng các ngân hàng có tiềm lực tốt để tiếp tục phát triển, vươn tầm ra khu vực và thế giới. NHNN cần có thêm các chế tài, cơ chế để dẫn dắt các ngân hàng trong nước thực hiện theo các chuẩn mực ngân hàng thế giới thông qua hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn và thực trạng phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn tại Vietcombank tại Chương 2, tác giả đã đề ra các giải pháp trong chương 3 bao gồm:
Thứ nhất, để có cơ sở đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn tại Vietcombank, chương 3 đã trình bày định hướng phát triển ngành ngân hàng và phát triển khối bán buôn của Vietcombank đến 2020.
Thứ hai, dựa vào những hạn chế đã chỉ ra tại Chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp chung cho Vietcombank, giải pháp để phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn về chiều rộng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng bán buôn.
Tất cả các đề xuất này đều hướng đến mục tiêu nhằm phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn của Vietcombank một cách bền vững, giữ vững vị thế của Vietcombank trong giai đoạn tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
2. Đào Lê Kiều Oanh (2010), Phát triển ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
3. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch), NXB Tài chính Hà Nội.
4. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018.
5. Chính phủ Việt Nam (2018), Quyết định số 986/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định 132/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bố sung một số điều của nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hô trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm 2014 đến năm 2018.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng hợp CIC từ năm 2014 đến năm 2018.
9. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017.
10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2018.
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2018.
12. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017.
13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), thông báo số
3377/VCB.KHDN.CSSPBL ngày 08/9/2015 về thay đổi tiêu chí định danh KHDN/SME.
14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), thông báo số
771/VCB.FDI ngày 11/3/2015 về Định danh Khách hàng FDI trong hệ thống VCB.
15. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018.
Tiêu chí Số cuối năm (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng 2014 2015 2016 2017 2018 2015 201 6 7201 2018 Tổng tài sản 576.306 672.928 785.991 1.032.313 1.071.299 17% %17 %31 4% Vốn chủ sở hữu 42.679 44.260 47.052 51.290 60.789 4% 6% 9% 19% Dư nợ 314.278 376.079 449.108 530.822 616.949 20% 19 % %18 16% Huy động vốn 425.250 503.518 600.916 726.751 824.534 18% 19% 21% 13% Lợi nhuận sau thuế 4.451 5.208 6.656 8.849 14.455 17% %28 %33 63% 16. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính kiểm toán
năm 2014 đến 2018.
17. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động Khối bán buôn từ năm 2014 đến năm 2018.
18. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2016), Định hướng phát triển Khối bán buôn đến năm 2020.
19. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017.
20. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017.
21. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017.
22. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - sự thật (2006), Giáo trình triết học.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng.
Tiếng Anh
26. P H Collin (1991), Dictionary of Banking and Finance. 27. Bank of China HongKong (2018), Financial Statement.
PHỤ LỤC-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK
GIAI ĐOẠN 2014-2018
1. Tài sản - nguồn vốn
BảngPL.1: Một số chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn cơ bản của Vietcombank trong giai đoạn 2014-2019
Biểu đồ PL.1: Tong tài sản và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank từ 2014 đến 2018)
Tổng tài sản của VCB tăng mạnh trong giai đoạn 2014-2018, từ 576.306 tỷ đồng năm 2014 lên 1.071.299 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng tổng tài sản hàng năm đạt từ 17% đến 30% (ngoại trừ năm 2018). Trong đó, tài sản có sinh lời chiếm tỷ lệ cao từ 94% đến 96% (ngoại trừ năm 2017 đạt 88% do sự gia tăng đột biến của khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đến từ việc mua bán ngoại tệ của thương vụ thoái vốn Sabeco, đây cũng là năm chứng kiến tổng tài sản của VCB tăng đột biến đạt 1 triệu tỷ đồng, tăng cả về tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời). Năm 2018, tỷ trọng tài sản có sinh lời đạt kỷ lục 96%, lớn nhất trong giai đoạn 2014-2018. Với tỷ trọng tài sản có sinh lời ở mức cao đi cùng với tăng trưởng tổng tài sản. VCB có cơ cấu tài sản hợp lý và là cơ sở cho việc kinh doanh kết quả tốt trong giai đoạn này.
Biểu đồ PL.2: Giá trị tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời của Vietcombank giai đoạn 2014-2018
1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000
■Tài sản có không sinh lời
■Tài sản có sinh lời
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank từ 2014-2018)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank từ 2014 đến 2018)
Xem xét chi tiết các tài sản có sinh lời, chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là
khoản mục cho vay Khách hàng, chiếm từ 55% đến 57,6% so với giá trị tổng tài sản giai đoạn 2014-2018. Đứng thứ hai là khoản mục tiền gửi và cho vay
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 định NHNNTheo quy Hệ sô an toàn vốn CAR______ 13,13% 11,35% 11,04% 11,13% 11,63% 8% Vốn tự có/tổng tiền gửi_______ 10% 9% 8% 7% 7% Vốn tự có/Tổng tài sản 7% 7% 6% 5% 6%
các TCTD khác, chiếm tỷ lệ từ 19,5% đến 26% trong cơ cấu tổng tài sản của VCB giai đoạn 2014-2018. Cơ cấu tài sản của VCB trong giai đoạn 2014- 2018 cho thấy Ngân hàng đang tập trung nguồn lực phát triển cho vay khách hàng, tích cực hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, thể hiện vai trò của một ngân hàng đứng đầu hệ thống.
Biểu đồ PL.4: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank giai đoạn 2014-2018
■Vốn chủ sở hữu
■Nợ phải trả
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank từ 2014 đến 2018)
Để tài trợ cho việc tăng trưởng tổng tài sản ấn tượng giai đoạn 2014- 2018, VCB sử dụng công cụ đòn bẩy với việc gia tăng tỷ lệ nợ/tổng tài sản. Tỷ lệ này tăng từ 92,6% năm 2014 lên 95% năm 2017, giảm nhẹ xuống còn 94,3% năm 2018 vừa qua. Trong đó, cơ cấu nợ của VCB giai đoạn này tăng trưởng tương xứng với việc tăng trưởng cho vay khách hàng, tỷ lệ tiền gửi của
khách hàng luôn duy trì ở mức 72% tài sản nợ của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2014-2017 tăng chưa tương xứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Đây là khó khăn chung của các ngân hàng có vốn Nhà nước do quy định
về tăng vốn, chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2014-2017 ở mức thấp, thấp hơn 1/3 so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Năm 2018 đánh dấu sự kiện VCB chào bán thành công cổ phần cho đối tác nước ngoài là Mizuho và GIC (Singapore), qua đó chính thức trở
thành ngân hàng có vốn tự có lớn nhất hệ thống.
Biểu đồ PL.5: Tốc độ tăng trưởng Tong tài sản và Vốn chủ sở hữu của Vietcombank giai đoạn 2014-2018
♦ Tốc độ tăng Tổng tài sản
M Tốc độ tăng VCSH
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank)
2. Vốn tự có
Bảng PL.2: Một số chỉ số an toàn vốn của Vietcombank giai đoạn 2014-2018
NHNN trong giai đoạn 2014-2018. Hệ số an toàn vốn CAR luôn ở mức cao từ 11,04% năm 2016 đến 13,13% năm 2014, cao hơn mức tối thiểu mà NHNN quy định là 8%. Hệ số Vốn tự có so với tổng tài sản và Vốn tự có so với Tổng tiền gửi ở mức an toàn.
Như đã phân tích ở trên, việc chủ động tăng vốn tự có thông qua nhiều giải pháp đã giúp VCB phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên an toàn cao. Việc tăng vốn tự có cũng giúp VCB chủ động hoàn thành việc quản trị rủi ro theo Basel II như đúng định hướng đến năm 2020.
3. Tình hình huy động vốn
Biểu đồ PL.6: Dư Huy động vốn, tốc độ tăng trưởng và thị phần huy động