6. Kết cấu luận văn
3.2.7. Xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý khách hàngvà cán
doanh nghiệp và cán bộ thẩm định tín dụng.
Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro tín dụng là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và một trong những nguyên nhân của chất lượng nguồn nhân lực chưa cao đó là do chính sách đào tạo và đào tạo lại chưa được thực hiện tốt tại BIDV Gia Lâm.
Để có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng đảm đương nhiều mảng nghiệp vụ khác nhau, có đạo đức nghề nghiệp và có sự nhạy cảm đối với các
biến động về kinh tế, chính trị, xã hội đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất và thời gian. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ đặc biệt là cán bộ khối tín dụng cần phải được tiến hành thường xuyên đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo được sự phát triển trong tương lai. Thực tế đã chứng minh rằng nếu một ngân hàng có được đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, có tinh thần tập thể, vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn sẽ đứng vững và có thể phát triển trước sóng gió của thị trường. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, việc đào tào bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ chiến lược có tính cấp bách cần phải có định hướng phát triển rõ nét để đảm bảo cho sự phát triển đi lên của ngân hàng.
- Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ quản lý khách hàng không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy trình hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Công việc của một cán bộ quản lý khách hàngkhông chỉ là nắm kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tín dụng mà còn phải bồi dưỡng khả năng phân tích, hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ thị trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác.
- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ quản lý khách hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao trách nhiệm công việc.
- Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện cho cán bộ công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để đãi ngộ cho công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc cần Biểu dương, khen thưởng cả về vật chất và tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn và đề bạt lên vị trí cao hơn; Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ có thể giáo dục và thuyết phục hay phái có xử lý, kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng cũng được cải thiện
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro: Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng... Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán
bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.
Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.