Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu 1155 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một là: Chính sách tín dụng của ngân hàng.

Chính sách tín dụng KHDN là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được khách hàng hiện tại và thu hút được các khách hàng mới thì chứng tỏ chất lượng tại ngân hàng được đánh giá cao và ngược lại. Đồng thời, chính sách tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản lý tốt rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói riêng. Nội dung cơ bản của 1 chính sách tín dụng bao gồm: (1) Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng; (2) Xác định quyền hạn, trách nhiệm của CBTD tham gia trong quá trình ra quyết định cho vay; (3) Những thủ tục nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng; (4) Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời gian vay vốn, kỳ hạn trả nợ; (5) Giới hạn cho vay tối đa từng ngành, từng nhóm sản phẩm đối với từng danh mục, của tổng dư nợ đối với tổng tài sản ngân hàng; (6) Đa dạng hóa danh mục đầu tư - biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả; (7) Phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề

Hai là: Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng KHDN là bước đi cụ thể kể từ khi tiếp nhận nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp đến khi đưa ra quyết định cấp tín dụng, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các ngân hàng đều tự xây dựng cho mình 1 quy trình tín dụng cụ thể. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý

nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng KHDN hợp lý vừa góp phần nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng, tạo điều kiện nhằm mở rộng tín dụng. Theo thông lệ, trong quy trình cho vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay được đặc trưng bởi các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý RRTD và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình. Trong quá trình cho vay phải quy định rõ các bước thực hiện và nhiệm vụ của các thành viên tham gia tuân thủ các nguyên tác khởi tạo, phán quyết tín dụng và quản lý rủi ro. Thực hiện tốt quản lý chất lượng lượng tín dụng doanh nghiệp là phải tách biệt rõ các chức năng khởi tạo, phán quyết, quản lý rủi ro và tác nghiệp.

Ba là: Công tác quản ký tín dụng - kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục cần thiết có liên quan đến khoản vay. Đây là công tác mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Bốn là: Công tác tổ chức bộ máy

CLTD tốt phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức tín dụng của ngân hàng. Hiện nay phương pháp tổ chức áp dụng hoạt động tín dụng của NHTM là tách bạch giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng tác nghiệp.

+ Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh thông qua việc thiết lập, củng cố và phát triển doanh nghiệp có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

+ Bộ phận QLRR thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro và giám sát mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được.

+ Bộ phận tác nghiệp có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến số liệu, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liệu trên hồ sơ., lưu trữ hồ sơ đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản vay đều tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng.

Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp khoa học, sự phân công công việc một cách cụ thể, rõ ràng có sự gắn kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, công tác quản lý tín dụng trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Những quyết định đúng đắn của cấp lãnh đạo sẽ giúp hoạt động tín dụng phù hợp với khách hàng và nền kinh tế.

Năm là: Chất lượng nhân sự của ngân hàng.

Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt trong hoạt động ngân hàng. Cán bộ nhân viên là bộ mặt của ngân hành là hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp phòng ngừa tối đa sai phạm trong quá trình kinh doanh, đem lại sự tin tưởng về chất lượng từ phía khách hàng.

Sáu là: Hệ thống công nghệ ngân hàng.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, giúp ngân hàng ra các quyết định và xử lý khoản vay...

Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng tín dụng ta thấy, tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi

trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới công tác quản lý chất lượng tín dụng. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như của toàn bộ hoạt động NHTM nói chung.

Một phần của tài liệu 1155 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w