Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 1151 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 29)

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU Vực LÀNG NGHỀ TẠ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng cho biết các định hướng, chủ trưởng cơ bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm: số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất áp dụng và lệ phí khác, các phương thức cho vay được áp dụng. Chính sách tín dụng càng khoa học, logic thì càng đáp ứng nhu cầu vay vốn từ khách hàng; phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của địa phương.

- Quy trình cho vay là yếu tố then chốt, là cơ sở pháp lý thực hiện cho vay. Vì vậy, nếu quy trình cho vay được đảm bảo thống nhất, khoa học, phù hợp với nền kinh tế thì hoạt động cho vay sẽ nhất quán, có chất lượng và hạn chế rủi ro.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong quá trình hoạt động của ngân hàng phải được thường xuyên, nghiêm ngặt để cho công tác tín dụng luôn

đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những sai sót mắc phải của cán bộ tín dụng, là điều kiện quan trọng cho nâng cao chất luợng tín dụng.

- Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, am hiểu chuyên môn, có kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm và hiểu rõ những văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cho vay sẽ có lợi thế lớn trong việc nâng cao hiệu quả chất luợng cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tín dụng còn phải có các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm để tránh gây tổn thất lớn cho ngân hàng.

- Ngân Hàng cần củng cố xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin đầy đủ, chính xác, linh hoạt nhất nhằm đáp ứng kịp thời các thông tin chính xác, tăng cuờng khả năng phòng ngừa RRTD.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng:

- Uy tín, con nguời là một tiêu chí dùng để đánh giá khả năng trả nợ và việc tuân thủ các điều khoản cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Khách hàng có đạo đức tốt thì thiện chí trả nợ cũng cao.

- Trình độ học thức và mức thu nhập là một trong những nhân tố ảnh huởng đến chất luợng tín dụng. Đây chính là hai yếu tố ảnh huởng đến chất luợng vay vốn cũng nhu khả năng hoàn trả các khoản nợ của khách hàng. Khách hàng có học thức cao sẽ xác đinh đuợc đúng nhu cầu vay vốn và sử dụng đồng tiền có hiệu quả nhất.

- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng: Khi khách hàng đề nghị vay vốn ngân hàng, họ đều hy vọng hoạt động kinh doanh của mình đem lại hiệu quả. Tuy nhiên do một vài nguyên nhân chủ quan nhu năng lực kinh doanh còn hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý hay khả năng phán đoán thị truờng sai dẫn đến đầu tu thua lỗ hoặc công tác marketing sản phẩm ra ngoài thị truờng không thể phát triển, tiếp cận khách hàng... dẫn đến không cạnh tranh đuợc trên thị truờng. Mặt khác, do tác động cung cầu trên thị

trường mà giá cả biến động liên tục, không dự đoán trước được sự thay đổi đột ngột cũng dẫn đến kinh doanh thất bại, những nguyên nhân trên làm cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của khách hàng. Do vậy, một kế hoạch kinh doanh có được xây dựng, tính toán chặt chẽ, tỉ mỉ đến tối đa cũng không hạn chế được hết các rủi ro có thể xảy ra, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khách hàng chỉ có thể sử dụng các biện pháp để phòng ngừa các rủi ro khả kháng phát sinh trong hoạt động kinh doanh mà không loại trừ được các rủi ro bất khả kháng. Trong trưởng hợp có các rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng, thu nhập bị giảm sút gây khó khăn trong việc trả nợ vay của khách hàng.

1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội:

- Môi trường chính trị - pháp luật: Những chính sách về pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ; có những chính sách ưu tiên phát triển tín dụng làng nghề cũng như các chính sách hỗ trợ khác có liên quan, như các chính sách phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao cùng với môi trường chính trị ổn định; à cơ sở cho chất lượng tín dụng sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

- Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi để các cá nhân lao động, SXKD tạo nên thu nhập lớn, góp phần tạo ra sự phát triển của NH. Môi trường kinh tế bất lợi sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, giảm thu nhập của người dân dẫn đến chất lượng tín dụng kém, gây tổn thất cho NH.

- Sự cạnh tranh sẽ làm cho ngân hàng luôn phải chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh một số ngân hàng đã bỏ qua một vài điều kiện cấp tín dụng cần thiết khiến hoặc nới lỏng điều kiện cho vay làm độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng, điều này cần phải hạn chế.

- Những nhân tố bất khả kháng,không mong muốn xảy ra trong môi trường tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn tác động tiêu cực tới hoạt động SXKD, thu nhập của khách hàng và cả ngân hàng từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM.

Phía trên là những nhân tố gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng hoạt

Một phần của tài liệu 1151 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w