Nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu 1151 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61)

Toàn chi nhánh 248,74 312,53 380,25 2.Nợ xấu Làng nghề 9,27 17,43 25,58 Toàn chi nhánh 117,74 150,24 220,46 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 3,46% 3,96% 4,54% Tỷ lệ NQH CVLN/Dư nợ CVLN 1,51% 2,84% 3,23% Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 1,64% 1,9% 2,6% Tỷ lệ Nợ xấu CVLN/Dư nợ CVLN 0,76% 1,3% 1,75% Tỷ lệ Nợ xấu/NQH 47,33% 48,07% 57,97% Tỷ lệ Nợ xấu CVLN/NQH CVLN 50,24% 45,74% 54,34%

2019 cụ thể năm 2017 là 18,45 tỷ đồng; năm 2018 là 38,1 tỷ đồng và năm 2019 là 47,06 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn ở làng nghề từ năm 2017-2019 có

2019

Du nợ CVLNchiều hướng gia tăng đáng kể. Nguyên nhân thứ nhất là do từ cuối năm 2016,1.219 1.337 1.455 thị trường làng nghè truyền thống gặp nhiều khó khăn, thị trường đầu vào khan hiếm cộng thêm giá cả tăng nhanh gây ảnh hưởng đến hoặt động kinh doanh; một nguyên nhân khác là do sự đầu tư ồ ạt của người dân làng nghề vào lĩnh vực buôn bán gỗ có nguồn vốn kinh doanh cao mà không chú trong sản xuất làm cho có nhiều sự cạnh tranh trong kinh doanh trong khi đó thị trường đầu ra không thay đổi gây ứ đọng vốn, hàng tồn kho không lưu thông, gây khó khăn trong việc trả nợ Ngân Hàng. Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng luôn dưới 5% vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng tương đối cao. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm tương đối lớn tiềm ẩn rủi ro chuyển sang nợ xấu là tương đối cao.Ngân hàng cần có những biên pháp nhất định để giải quyết nợ quá hạn CVLN cũng như nâng cao hiệu quả CVLN.

Nợ xấu CVLN (từ nhóm III đến nhóm V) cũng có thay đổi, nợ xấu các năm từ 2017 đến năm 2019 lần lượt là 9,27 tỷ đồng, 17,43 tỷ đồng, 25,58 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ CVLN là 0,76%, 1,3%, 1.75%. Tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm một phần là do ảnh hưởng của thị trường làng nghề nhưng mặt khác nguyên nhân cũng đến từ việc giải ngân vốn vay của ngân hàng. Chi nhánh chưa thực sự sát xao trong công tác quản lý, giải ngân vốn vay, vẫn trong tình trạng giải ngân ồ ạt mà không đi kiểm tra thực tế khách hàng, công tác kiểm tra hàng tồn kho còn kém gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ CVLN của ngân hàng trong mấy năm gần đây luôn nhỏ hơn mức 3% nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Dự kiến thị trường làng nghề trong vài năm tiếp theo sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Do đó, nếu Ngân Hàng không có biện pháp xử lý và hướng giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cho vay làng nghề nói riêng và chất lượng cho vay của chi nhánh nói chung; từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.

Biểu đồ 2.7: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trong CVLN năm 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Đông Anh)

2.2.5.6. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay làng nghề

Lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động cho vay làng nghề là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá chất luợng tín dụng đối với hoạt động cho vay làng nghề. Chỉ tiêu này cho ta biết đuợc một đồng du nợ CVLN đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng và nó đóng góp bao nhiêu phần trăm vào toàn bộ lợi nhuận chung của chi nhánh. Chất luợng tín dụng khu vực làng nghề tốt khi nó

mang lại lợi nhuận cao.

Bảng 2.10: Lợi nhuận nhuận từ hoạt động cho vay làng nghề giai đoạn 2017 - 2019

Tỷ suất sinh lợi của TDLN 2,29% 1,78% 1,49%

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy đuợc lợi nhuận từ hoạt động cho vay làng nghề của Agribank Đông Anh có xu huớng giảm mạnh, Cụ thể năm 2018 đạt 23m85 tỷ đồng tuơng đuơng giảm 14,6% so với năm 2017. Năm 2019 giảm còn 21,75 tỷ đồng, tuơng đuơng mức giảm 8,8%. Nguyên nhân là từ năm 2017, thị truờng làng nghề gỗ Vân Hà có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn dẫn đến khó khăn trả lãi ngân hàng. Do tác động của thị truờng, chi nhánh cũng có nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng nhu điều chỉnh kỳ hạn trả nợ haygia hạn nợ, dẫn đến lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay làng nghề giảm.

Một đồng du nợ cho vay làng nghề tạo ra đuợc 0,0229 đồng lợi nhuận và con số này giảm dần qua các năm. Du nợ CVLN tăng lên nhung lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động cho vay làng nghề thấp đi thể hiện hoạt động cho vay làng nghề đang gặp phải vấn đề, đòi hỏi chi nhánh phải có biện pháp khắc phục.

Mức độ đóng góp của hoạt động cho vay làng nghề cũng chiếm tỷ trọng tuơng đối trong kết quả hoạt động chi nhánh của chi nhánh. Vì vậy, cần phải định huớng nâng cao chất luợng tín dụng đối với hoạt động cho vay làng nghề để đạt kết quả tốt nhất.

2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIKHU VỰC LÀNG NGHỀ TẠI AGRIBANK ĐÔNG ANH KHU VỰC LÀNG NGHỀ TẠI AGRIBANK ĐÔNG ANH

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, tình hình tín dụng CVLN của chi nhánh luôn đuợc quan tâm vì là hoạt động mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Với tiêu chí mở rộng hoạt động tín dụng nhung phải bảo đảm chất luợng, hiệu quả cho vay, Ban

lãnh đạo của chi nhánh luôn có sự chỉ đạo kịp thời, đua ra các chính sách bám sát tình hình thực tế; giải quyết các vuớng mắc xảy ra một cách nhanh nhất, thu

thập các thông tin từ khách hàng từ đó phân loại khách hàng, đua ra định huớng

Thứ nhất, doanh số cho vay và dư nợ cho vay làng nghề: từ năm 2017- 2019, hai chỉ tiêu này đều tăng với tốc độ ổn định. Cụ thể, dư nợ CVLN từ năm 2017-2019 tăng từ 1.219 tỷ đồng lên 1.455 tỷ đồng. Doanh số cho vay từ năm 2017-2019 có xu hướng tăng lên, năm 2019 đạt 2.562 tỷ đồng. Sự phát triển về kinh tế kéo theo các sản phẩm bền đẹp phục vụ nhu cầu đời sống tăng lên; vì vậy các sản phẩm đồ gỗ là không thể thiết. Do đó, Chi nhánh phải nâng cao chất lượng các khoản cấp tín dụng, tăng nhanh doanh số cho vay và dư nợ CVLN để đáp ứng sự phát triển thị trường.

Thứ hai, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đã đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khách hàng tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Mức lãi suất cho vay tại làng nghề thường thấp

hơn với mức lãi suất đối với các đối tượng khác trong cùng chi nhánh Đông Anh

nói riêng và so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn nói chung. Điều này một phần thu hút các khách hàng trên địa bàn quan hệ tín dụng, sau đó là bán chéo các sản phẩm; nâng cao vị thế của Agribank trên thị trường.

Thứ ba, Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ khá tốt với các khách hàng thân quen tại làng nghề, số lượng khách hàng tăng qua từng năm. Khách hàng và nhân viên rất thân thiết nhau, tạo điều kiện hiểu nhau hơn. Những khách hàng mới của chi nhánh hầu như là được giới thiệu từ khách hàng cũ vì họ thấy hài lòng với cách phục vụ của nhân viên ngân hàng. Số lượng khách hàng tăng tạo được nền tảng và thị phần của ngân hàng giúp mở rộng thêm các dịch vụ khác như thẻ, tiền gửi...

Thứ tư, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng được nâng cao: Chi nhánh chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực bởi vì nhân tố con người luôn quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển của một tổ chức. Chi nhánh thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ, các buổi tập huấn về chuyên môn, quy trình trong công tác ngân hàng. Từ đó, thiết lập được một

hệ thống nhân sự tốt phục vụ cho mục tiêu chung của ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành quả nhất định trong việc nâng cao chất luợng cho vay làng nghề thì chi nhánh vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, du nự cho vay làng nghề còn thấp so với một số chi nhánh trên địa bàn, cho vay làng nghề gỗ Vân Hà là thị phần đuợc nhiều ngân hàng quan tầm do đó các ngân hàng sẽ có nhiều chính sách, biện pháp mời chào khách hàng nên số luợng khách hàng cũng bị san sẻ, vì thế ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng đối tuợng cho vay.

Thứ hai, mặc dù thực hiện theo định huớng chung của Đảng và Nhà nuớc, các định huớng chung của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, song mức lãi suất áp dụng đối với khách hàng của chi nhánh so với các ngân hàng thuơng mại trong địa bàn chua có sự cạnh tranh rõ nét. Cụ thể, mức lãi suất áp dụng cho khách hàng làng nghề đã thấp hơn sơ với mức lãi suất áp dụng cho các đối tuợng khác tuy nhiên so với các ngân hàng khác vẫn bằng hoặc một số truờng hợp cao hơn. Mức lãi suất uu đãi chỉ áp dụng cho một số đối tuợng khách hàng mà không áp dụng đuợc đồng bộ.

Thứ ba, cơ cấu cho vay chua thực sự đa dạng. Ngân hàng hầu nhu chỉ tập trung ngắn hạn, tỷ lệ vay trung và dài hạn còn rất ít. Ngân hàng vẫn chua đa dạng hóa các hình thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ tu, tỷ lệ nợ xấu còn cao so với các ngân hàng khác: Có thể thấy việc ngân hàng đẩy mạnh tăng truởng cho vay kéo theo đó là vấn đề nợ quá hạn cũng tăng lên gây ảnh huởng nghiên trọng đến tình hình hoạt động vủa chi nhánh. Chi nhánh chua xác định chính xác dòng tiền, vốn tự có của khách hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh nên chua xác định đuợc chính xác thời hạn và số tiền cho vay phù hợp, dẫn đến sử dụng vốn sai mực đích; chua đẩy nhanh phuơng thức cho vay dài hạn.”

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. về phía Ngân Hàng

Thứ nhất, mặc dù công tác huy động vốn của chi nhánh liên tục được đẩy mạnh, tuy nhiên so với mức dư nợ hiện có vẫn đang bị thấp hơn rất nhiều, điều này đòi hỏi chi nhánh phải luận chuyển vốn từ trung ương về để bù đắp phần thiếu hụt đó; dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn so với nguồn tự huy động. Điều này ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của chi nhánh, nếu chi nhánh không có biện pháp huy động vốn tốt hơn sẽ khó có thể đưa ra các lãi suất cho vay linh hoạt để khuyến khích khách hàng vay vốn.

Thứ hai, Chính sách cho vay của chi nhánh chưa linh hoạt: hình thức cho vay của làng nghề còn khá đơn điệu, chi nhánh chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, chưa áp dụng hình thức thuê mua đối với các loại hoạt động làng nghề.“Để tăng năng suất lao động cũng như chất lượng của sản phẩm tạo cơ sở phát triển bền vững cho làng nghề thì nguồn vốn trung và dài hạn là rất cần thiết. ”Nhận thức được vấn đề này, chi nhánh cần phải có nhiều hình thức linh hoạt đối với từng ngành nghề sản xuất, đồng thời cần có những giải pháp huy động vốn trung và dài hạn nhằm mở rộng nguồn cho vay này.

Loại hình cho vay vẫn chưa được áp dụng đa dạng. Tại chi nhánh chỉ thực

hiện hình thức cho vay từng lần và theo hạn mức là chủ yếu đối với khách hàng

làng nghề. Trả góp và luôn chuyển vẫn chưa được chi nhánh áp dụng. Điều này

khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn.

Thứ ba, thủ tục cho vay còn khá rườm ra, bộ hồ sơ vay vốn còn quá nhiều

giấy tờ, phải kí nhiều, qua nhiều cơ quan, tổ chức xác nhận hồ sơ làm cho tổ chức muốn đi vay mất khá nhiều thời gian. Điều này làm tăng chi phí giao dịch

và chưa phù hợp với khách hàng sản xuất kinh doanh làng nghề, khiến tâm lý ngại vay vốn ngân hàng. Một nguyên nhân khác là do hành lang pháp lý chưa nghiêm, văn bản chưa có tính pháp lý cao, nhiều khi còn chồng chéo gây khó

khăn cho cho người áp dụng vì thế về phía ngân hàng thường tâm lý dử dụng càng nhiều hồ sơ đối với khách hàng thì càng yên tâm, nhất là khi phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi mà khách hàng chưa hoặc không trả được.

Thứ tư, nguyên vật liệu của làng nghề chủ yếu gỗ nhập từ Lào, Campuchia. Tuy nhiên đa phần đều không có hóa đơn chứng từ hợp lệ cần thiết. Do đó khó khăn cho các cán bộ cho vay trong khâu kiểm tra sử dụng tiền vay, vì không có đủ cơ sở pháp lý để biết số tiền vay có thực sự sử dụng đúng mục đích hay không và số tiền mà người mua và người bán ghi trên giấy chứng nhận có đúng với thực tế hay không. Vì thế ngân hàng cũng thường phải rất thận trọng khi cấp tín dụng cho đối tượng này.

Thứ năm, hoạt động marketing về CVLN của chi nhánh còn nhiều hạn chế: chính sách về các sản phẩm ngân hàng chưa thật sự sự nổi bật so với các sản phẩm của các NHTM khác. Chi nhánh đã có những biện pháp như: chủ động tìm kiếm khách hàng mới, đưa ra các sản phẩm phù hợp với hoạt động của khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên hoạt động marketing chưa đem lại hiệu quả cao. Chi nhánh vẫn chưa trực tiếp xuống các làng nghề giới thiệu về các dịch vụ về chi nhánh của mình nhằm giới thiệu các sản phẩm của chi nhánh. Khách hàng tại chi nhánh chủ yếu là do họ tự tìm đến hoặc khách hàng mới được khách hàng cũ giới thiệu tới chi nhánh.

Phòng marketing mới chỉ xây dựng được các chính sách chung mà chưa hướng tới các khách hàng cụ thể. Công tác nhận diện hình ảnh, quảng bá thương hiệu chưa được đầu tư quan tâm dẫn đến hiệu quả không cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Thứ sáu: chất lượng tín dụng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều sau xót ko đáng có; phần đông cán bộ tín dụng vẫn đều mới ra trường, còn non trẻ kinh nghiệm về việc phân tích thị trường nắm bắt nhu cầu của khách hàng còn chưa nhiều. Ngoài ra vẫn còn xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực trong quan

hệ tín dụng như là: bỏ qua các thủ tục quy trình nghệp vụ cho vay làm thất thoát vốn tín dụng ảnh hướng lớn đến tỷ trọng cho vay cũng như lợi nhuận của Ngân hàng.

Thứ bảy, tài sản đảm bảo khó khăn trong việc xác định giá trị cho vay dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều vấn đề.Tài sản đảm bảo của khách hàng đa số là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong khi đó đây là khu vực làng nghề tại địa bàn nông thôn giá đất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế tại địa phương.Nếu như làng nghề phát triển thì giá đất rất cao so với giá thị trường, còn nếu làng nghề đi xuống giá đất có giá trị thấp và hầu như rất khó phát mại do không có người mua dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân Hàng.

Thứ tám, hoạt động kiểm tra - kiểm soát sau khi cho vay còn chưa được đẩy mạnh. Công tác giám sát các khoản vay sau khi giải ngân còn chưa được chú trọng dẫn đến không quản lý được nguồn tiền khách hàng sử dụng, dẫn đén một số trường hợp nguồn vốn giải ngân sai mực đích; điều này có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.

2.3.3.2. về phía khách hàng

Thứ nhất, thói quen của người dân tại khu vực làng nghề: người dân làng nghề ít có khát vọng đầu tư. Họ chưa chú trọng đổi mới công nghệ, máy móc hiện đại. Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, máy móc

Một phần của tài liệu 1151 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w