Để thanh toán thẻ của BIDV nói riêng và của tất cả các NHTM nói chung phát triển cần có sự hỗ trợ của các Bộ, Ban, Ngành... trên các phương diện như: môi trường pháp lý, công tác tuyên truyền, hạ tầng kỹ thuật... Cụ thể:
3.3.1.1. Đối với Quốc hội
Đây là vấn đề rất cần thiết khi thẻ thanh toán trở nên phổ biến ở Việt nam. Hiện nay, ngoài quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ do NHNN ban hành chưa có văn bản nào khác để ràng buộc chắc chắn hơn những bên có liên quan. Một khi thẻ đã được sử dụng phổ biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì một “Pháp lệnh về thanh toán thẻ " trở nên rất cần thiết. Nó ràng buộc chặt chẽ các bên có liên quan và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhờ đó hoạt động thanh toán thẻ sẽ trở nên an toàn, công bằng và quy cũ hơn.
3.3.1.2. Đối với Chính phủ
Đưa ra những chính sách cụ thể và triệt để hơn để thúc đẩy thanh toán thẻ phát triển như: Mở rộng đối tượng bắt buộc trả lương qua tài khoản là cán bộ công nhân viên tại các đơn vị kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đồng thời có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị không thực hiện đúng quy định.
3.3.1.3. Đối với ngành điện lực, Bưu chính viên thông
Có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, đề nghị ngành Bưu chính viễn thông chú trọng nâng cấp và đầu tư công nghệ đường truyền để phục vụ tốt thanh toán thẻ và các dịch vụ thương mại điện tử hiện nay.
3.3.1.4. Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các cơ quan thông tấn, báo chí
Thực hiện đúng chỉ thị 20 của Chính phủ thì Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch phải chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các kiến thức về lợi ích và cách thức tiến hành mở, sử dụng tài khoản, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.