Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN ĐẦU TƯ MFO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 48)

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty cổ phần Đầu tư MFO đã tổ chức bộ máy kế toán tại công ty phù hợp với tình hình của đơn vị và theo đúng yêu cầu của Bộ Tài chính. Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là phòng tài chính - kế toán. Phòng tài chính - kế toán phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị. Kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành và quản lý công tác kế toán

tích cực, góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình sau.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Kế toán trưởng: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và toàn

bộ các mặt công tác của phòng, là người giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính của công ty. Kế toán trưởng có quyền dự các cuộc họp của công ty bàn và quyết định các vấn đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở rộng kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên.

Kế toán tổng hợp: Là kế toán ghi sổ tổng hợp đối chiếu với sổ chi tiết, xác

định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính; Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Kế toán bán hàng Đại lý: Tổ chức sổ sách phù hợp với phương pháp kế toán

bán hàng trong công ty. Căn cứ vào chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa trong quá trình kinh doanh. Xuất hóa đơn bán hàng và theo dõi công nợ của đối tượng khách hàng Đại lý.

Kế toán bán hàng khách lẻ và dự án: Tổ chức sổ sách phù hợp với phương

pháp kế toán bán hàng trong công ty. Căn cứ vào chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa trong quá trình kinh doanh; Xuất hóa

đơn bán hàng và theo dõi công nợ của đối tượng khách hàng khách lẻ, dự án.

Thủ quỹ: Là người theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày dựa trên các chứng từ:

Phiếu nhập thu, phiếu chi; Thực hiện giao dịch ngân hàng; quản lý dòng tiền của công ty.

2.1.4.2. Các nguyên tắc kế toán chung được áp dụng

Trước đây công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006. Hiện tại, Công ty đã cập nhật và áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thể cho quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

+ Kỳ kế toán năm dương lịch: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).

+ Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. + Hình thức kế toán: Kế toán máy.

+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. + Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ.

+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong kỳ kế toán, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang đơn vị tính là VND theo tỉ giá thực tế do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại ngày phát sinh.

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá hàng xuất kho và tồn kho được tính theo phương pháp tinh giá bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung

2.1.4.3. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán:

Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo chế độ kế toán Việt Nam, ban

hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Kế toán mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 để

phù hợp với tình hình theo dõi, quản lý tài sản, nguồn vốn, chi phí tại công ty. Ví dụ: Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng mở thêm các tài khoản cấp 2:

TK 112.3: Tiền gửi ngân hàng Vietcombank

Hệ thống sổ sách kế toán:

Hình thức ghi sổ kế toán của công ty áp dụng là Nhật ký chung. Sổ sách kế toán bao gồm: Các chứng từ kế toán, Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ cái, Sổ tổng hợp, Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, báo cáo tài chính.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

---► Ghi hàng ngày

► ■ Ghi cuối tháng hoặc định kỳ ◄- - -Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung hoặc các sổ Nhật ký đặc biệt, sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái các tài khoản kế toán phù hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát

sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi

tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Ve nguyên tắc, tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ kế toán.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN ĐẦU TƯ MFO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w