Những hạn chế trong kế toán doanh thu, chi phívà xác định kếtquả kinh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN ĐẦU TƯ MFO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 99 - 103)

quả kinh

doanh tại Công ty cổ phần đầu tư MFO 2.3.2.1. Bộ máy kế toán

Thứ nhất, nhân viên kế toán của công ty chủ yếu là những người trẻ tuổi, ít

kinh nghiệm. Yếu tố con nguời rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh, cũng là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có những nhân viên giàu kinh nghiệm, khả năng sử lý công việc tốt sẽ đóng góp lớn cho thành quả kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, các thành viên của bộ máy kế toán hiện tại phần lớn là những nguời trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn ít nên dễ mắc sai sót trong quá trình làm việc. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục kịp thời để không làm ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

động chậm, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên. Hiện nay, hạch toán kế toán được làm trực tiếp trên máy tính và phần mềm. Máy móc, cơ sở vật chất kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc hạch toán kế toán, gây mất thời gian trong quá trình làm việc. Đồng thời, hệ thống lưu trữ thông tin không tốt sẽ ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thể bị mất, đánh cắp hoặc bị truy cập bất hợp pháp của các đối tượng bên ngoài. Sự việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2.3.2.2. Ke toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Thứ nhất, thời điểm ghi nhận doanh thu trong một số trường hợp chưa thật

sự chính xác. Trong một vài trường hợp, do yếu tố khách quan từ phía khách hàng,

kế toán đã xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu vào thời điển trước hoặc sau ngày xuất hàng và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Điều này dẫn đến việc ghi nhận doanh thu sai thời điểm, số liệu về doanh thu của các kỳ kế toán liên quankhông chính xác, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

Thứ hai, doanh nghiệp chưa trích dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Công tác quản lý công nợ của công ty khá tốt. Tuy nhiên, những trường hợp các khoản phải thu quá hạn thanh toán vẫn tồn tại, một số trường hợp không thu được tiền hàng, song công ty chưa trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Số dư nợ của tài khoản phải thu khách hàng lớn mà không xử lý được. Điều này dẫn đến nguồn vốn của đơn vị bị chiếm đoạt, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính. Chi phí của doanh nghiệp không được ghi nhận các khoản trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị.

Thứ ba, chính sách bán hàng chưa linh hoạt. Công ty có chính sách bán hàng

cho từng đối tượng khách hàng như đại lý, khách lẻ, tuy nhiên việc áp dụng còn chưa thống nhất với những khách hàng khác nhau. Đồng thời, đơn vị chưa chú trọng nhiều đến chiết khấu thương mại cho khách hàng, trong khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp đều có những chiến lược bán hàng nhằm thu hút sức mua của khách hàng về phía mình. Chính sách bán hàng chưa linh hoạt và chiết khấu thương mại chưa được áp dụng thống nhất sẽ ảnh

hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các nhà cung cấp khác, khách hàng có quay lại mua sản phẩm của công ty hay không.

2.3.2.3. Ke toán giá vốn hàng bán

Thứ nhất, Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hàng

tồn kho tại công ty có những mẫu đã cũ hoặc bị lỗi khó tiêu thụ được.Tuy nhiên, Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, một số mặt hàng tồn kho lâu không tiêu thụ được hoặc khi tiêu thụ được, công ty sẽ giảm trực tiếp vào giá bán mà không trích lập dự phòng theo quy định. Việc không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn của hàng bán được ghi nhận trong kỳ. Từ đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng không được xác định đúng đắn, chính xác.

Thứ hai, tính giá xuất kho một số mặt hàng chưa chính xác do xuất nhầm

hàng hóa trên chứng từ và thực tế. Do số lượng chủng loại hàng hóa của công ty

tương đối nhiều và sự bố trí, sắp xếp hàng hóa không hợp lý nên trong quá trình xuất kho bán hàng có xảy ra sai sót, nhầm lẫn giữa các mặt hàng với nhau, xuất hàng không đúng so với đơn đặt hàng của khách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá của hàng tồn kho, đồng thời cũng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng khi làm việc thiếu chuyên nghiệp.

2.3.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Thứ nhất, các loại chi phí phát sinh của doanh nghiệp chưa được phân bổ

phù hợp. Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp gồm có chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp. Trong kỳ kế toán, doanh nghiệp có phát những chi phí phục vụ cho cả hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp như chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện nước. Tuy nhiên, kế toán chỉ phân bổ chi phí văn phòng phẩm cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, phân bổ chi phí điện nước không cân đối cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp. Điều này khiến cho việc quản lý chi phí của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thứ hai, doanh nghiệp không mở thêm tài khoản cấp 3 của tài khoản 642-

doanh nghiệp chỉ mở tài khoản cấp 2: TK 6421- Chi phí bán hàng và TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau, tuy nhiên chỉ đuợc hạch toán vào “chi phí bán hàng” và “chi phí quản lý doanh nghiệp” mà không chi tiết thêm cho từng loại chi phí phát sinh thuờng xuyên nhu chi phí về vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí điện, nuớc, chi phí kho bãi, chi phí bằng tiền khác... Từ đó, nhà quản trị khó khăn trong việc so sánh các chi phí phát sinh trong các kỳ khác nhau, để quản lý và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý hơn.

Thứ ba, phương pháp tính lương cho nhân viên bộ phận bán hàng chưa hợp lý. Doanh nghiệp tính luơng theo mức luơng cố định cho từng vị trí và mức luơng này không thay đổi nếu doanh số bán hàng của họ tăng lên hay giảm đi trong tháng. Cách tính luơng này không thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, không khuyến khích, thúc đẩy họ bán hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

2.3.2.5. Ke toán xác định kết quả kinh doanh

Thứ nhất, kế toán chưa xác định được kết quả kinh doanh cho từng nhóm

hàng hóa. Hiện tại, kế toán chỉ xác định kết quả kinh doanh và tính lãi, lỗ cho toàn

bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chua xác định đuợc kết quả kinh doanh cho từng nhóm hàng tiêu thụ đuợc. Kế toán mới xác định đuợc kết quả kinh doanh cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Đơn vị chua phân chia và tạo tài khoản doanh thu, giá vốn và xác định kết quả kinh doanh cho từng nhóm mặt hàng nhu: nhóm ghế Hòa Phát, nhóm bàn làm việc Hòa Phát, nhóm tủ tài liệu Hòa Phát, nhóm ghế Fami, nhóm bàn làm việc Fami. Do vậy, không đánh giá đuợc tỉ suất lợi nhuận của từng nhóm hàng hóa tiêu thụ, từ đó có kế hoạch thúc đẩy bán hàng cho những nhóm hàng có doanh số tốt, ổn định, và lên phuơng huớng, kê hoạch bán hàng nhằm cải thiện doanh số bán ra của các nhóm hàng hóa chua đuợc khách hàng lựa chọn nhiều.

Thứ hai, kế toán xác định kết quả kinh doanh chưa chú trọng cung cấp thông

tin kế toán quản trị, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp báo cáo tài chính tổng quát

toán quản trị là một phần quan trọng, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, phục vụ hoạch định chính sách, chiến luợc kinh doanh. Tuy nhiên, kế toán quản trị chua đuợc xây dựng thành hệ thống tại công ty. Hiện tại, kế toán chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu kế toán tài chính, chua có sự phân tích chuyên sâu cho các nhà quản trị. Chính vì vậy, nhà quản trị chua có đuợc các căn cứ về phân tích số liệu thực tế, các dự toán, kế hoạch về doanh thu, chi phí, từ đó khó khăn cho quá trình ra quyết định hoặc lên kế hoạch kinh doanh trong tuơng lai.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN ĐẦU TƯ MFO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w