2.2.1.1 Chế độ kế toán tại công ty GPI
Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) Làm đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán.
Chế độ kế toán:
+ CMKT của Viêt Nam;
+ Thông tư hướng dẫn, sửa đổi của Bộ Tài chính; + Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014; + Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016; + CMKT Việt Nam;
+Các quy định pháp lý có liên quan.
2.2.1.2. Chính xách kế toán áp dụng
Cơ sở lập BCTC hợp nhất theo nguyên tắc giá gốc, giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn (<3 tháng)
Là các khoản vay có thời hạn ngắn hạn (<12 tháng), dài hạn (>12 tháng), được thảo thuận bằng hợp đồng, khế ước, thỏa thuận tại thời điểm báo cáo. Các khoản cho vay được ghi sổ kế toán theo giá gốc. Lãi cho vay được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính khi phát sinh.
Dự phòng đối với các khoản cho vay có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi được trích lập tương tự phải thu khó đòi theo thuyết minh “Các khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi”.
Đầu tư vào công ty con
Là khoản đầu tư công ty đầu tư tạo QKS >50% và có quyền quyết định đến hoạt động, nhân sự của HĐQT của công ty nhận đầu tư. Khoản đầu tư được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác
Là khoản đầu tư <50% và công ty không có quyền quyết định đến hoạt động và nhân sự của HĐQT của công ty nhận đầu tư.
Dự phòng tổn thất cho các khoản đầu tư
Là việc ghi nhận các khoản vốn góp bị giảm giá gốc so với giá trị trường được ghi nhận theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 và Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính.
Các khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Là khoản phải thu ghi nhận theo kỳ hạn gốc. Các khoản phải thu được chi tiết trên từng đối tượng và chủng loại. Các khoản phải thu được phân loại theo phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn.
- Khi xác định số phải thu không thể thu hồi, căn cứ theo thời gian thì phải lập dự phòng các khoản thu. Khoản phải thu khó đòi được ghi nhận theo dựa trên thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính và Chế độ Kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Nguyên tắc ghi nhận: giá trị nhập kho theo giá trị hợp lý Phương pháp đánh giá: bình quân gia quyền
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: ghi nhận theo hướng dẫn thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009.
TSCĐ hữu hình và khấu hao .
TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế.
Nguyên tắc ghi nhận theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013.
Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng áp theo khung khấu hao quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao cụ thể của các loại TSCĐ như sau:
Loại TSCĐ Năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 6
Máy móc và thiết bị 3 - 5
Phương tiện vận tải 6
Dụng cụ quản lý 5
TSCĐ khác 3 - 5
Đất động sản đầu tư.
BĐSĐT bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và nhà cửa vật kiến trúc. Nguyên giá BĐSĐT = tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành xong BĐSĐT
Nguyên tắc ghi nhận: Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. Thời gian tính khấu hao cụ thể của các loại tài sản như sau:
Loại BĐSĐT Năm
Quyền sử dụng đất (*) -
(*) Quyền sử dụng đất thể hiện quyền của Công ty đuợc sử dụng 02 lô đất tại số 170 đuờng La Thành, phuờng Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội và tại số 609 Truơng Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội với thời gian sử dụng lâu dài. Theo đó, Công ty không trích khấu hao đối với giá trị quyền sử dụng đất này.
Chi phí
Ghi nhận khi thực tế phát sinh
Chi phí phải trả
Chi phi phải trả = tổng chi phí phát sinh phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
Doanh thu
Doanh thu = Tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp chắc chắn thu đuợc. Ghi nhận doanh thu theo CMKT Việt Nam số 14.
Chi phí đi vay
Chi phí đi vay = Tiền vay + chi phí phát sinh khi đi vay. Chi phí đi vay đuợc ghi nhận theo CMKT Việt Nam số 16.