Nhân diện thông tin cần thu thập và yêu cầu cung cấp thông tin để lập

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNHHỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯBẤT ĐỘNG SẢN TOÀN CẦU (Trang 85 - 161)

Nhận diện thông tin cần thu thập để lập BCTC

Tại chuẩn mực số 11, số 25, thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2017 xác định những thông tin cần thiết để lập Báo tài chính hợp nhất như sau:

- Nhận diện phạm vi hợp nhất: Xác định mối quan hệ giữ các công ty: quan hệ liên kết, quan hệ mẹ con hoặc cháu của công ty, do đó cần phải biết được số liệu kế toán về việc đầu tư dài hạn, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào CTLK của tất cả các công ty mà Công ty GPI đầu tư cũng như tỷ lệ biểu quyết là bao nhiêu trong từng công ty.

- Để loại trừ khoản đầu tư vào công ty con: cần xác định giá phí đầu tư và giá trị hợp lý của phần sở hữu của bên mua trong giá trị tài sản thuần của bên bị mua

- Đối với việc loại bỏ giao dịch nội bộ cần xác định những thông tin sau:

• Giao dịch bán hàng và giao dịch nội bộ là những giao dịch nào, giá vốn là bao nhiêu, giá bán là bao nhiêu, tình trạng hàng hóa đó là như thế nào đã bán, đã xử dụng, hay còn tồn trong kho;

• Giao dịch báo cáo tài sản cố dịnh trong nội bộ tập đoàn là những giao dịch nào, tài sản đó đang được sử dụng hay bán ra ngoài,giá bán, giá trị còn lại và khấu hao trong vòng bao nhiêu năm nữa;

• Loại trừ các khoản vay nội bộ: cho vay hoặc vay bao nhiêu, lãi xuất là bao nhiêu;

• Dự phòng: dự phòng nào cho những tài sản có liên quan đến công ty thuộc phạm vi hợp nhất, số tiền dự phòng là bao nhiêu;

Đây là những thông tin cần phải nhận diện, thu thập để phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất.

* Yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ lập BCTC hợp nhất của các công ty thành viên

Để phục vụ lập BCTC hợp nhất. Bộ phận kế toán công ty mẹ và các công ty con phải nộp Báo cáo hợp nhất về bộ phận lập BCTC bao gồm:

- BCĐKT;

- Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- TMBCTC.

Ngoài các báo cáo bắt buộc trên, bộ phận kế toán của công ty mẹ và các công ty con phải nộp thêm các báo cáo sau:

- Báo cáo về tình hình cung cấp hàng hóa dịch vụ (Biểu mẫu...)

- Báo cáo về tình hình mua bán hàng hóa và dich vụ nội bộ (Biểu mẫu...)

- Báo cáo về tình hình bán các loại TSCĐ, công cụ dụng cụ trong nhiều năm (Biểu mẫu...)

- Báo cáo về tình hình mua các TSCĐ, công cụ dụng cụ trong nhiều năm (Biểu mẫu...)

- Báo cáo công nợ phải thu nội bộ (Biểu mẫu.)

- Báo cáo các khoản phải trả nội bộ (Biểu mẫu...)

- Báo cáo các khoản dự phòng liên quan đến nội bộ (Biểu mẫu...)

- Báo cáo phân bổ các khoản lãi vay nội bộ (Biểu mẫu...)

- Báo cáo về việc trả cổ tức trong năm tài chính (Biểu mẫu...)

- Báo cáo lưu chuyern tiền phát sinh nội bộ (Biểu mẫu...)

Tất cả các báo cáo trên đều phải nộp về bộ phận thực hiện BCTC hợp nhất bằng excel và bản giấy được trình bày trong phụ lục số 02.

Thời gian nộp về bộ phận thực hiện BCTC hợp nhất trước 15 ngày thực hiện báo cáo, khoảng 15/3 hàng năm. Hàng quý, nếu có yêu cầu lập BCTC hợp nhất theo yêu cầu của Lãnh đạo công ty thì báo cáo trên phải được gửi về bộ phận thực hiện hợp nhất trước 10 ngày thực hiện báo cáo.

3.3.2 Chính xách kế toán và kỳ kế toán cho việc lập BCTC hợp nhất

Do ưu điểm của toàn hệ thống công ty về chính sách và biểu mẫu kế toán : thực hiện theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, đều thực hiện chung một loại phần mền CADs... do vậy việc thực hiện BCTC toàn công ty có rất nhiều thuận lợi. Trong trường hợp nếu công ty mở rộng thêm công ty con thì cần có những chính sách thông nhất và nhất quán ngay từ đầu để đảm bảo việc cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả.

Kỳ kế toán: áp dụng chung và thống nhất cho tất cả các công ty trong Tổng công ty đều áp dụng ngày kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

Phương pháp lập BCTC hợp nhất: Tất cả các bảng biểu quy định trong việc lập BCTC hợp nhất đều lập theo mẫu của Bộ tài chính ban hành (đã nêu chương II).

Riêng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hiện trạng các công ty lập theo hai hướng: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp; do đó để thống nhất trong báo cáo hợp nhất có một chút khó khăn trong tổng hợp, kiểm tra và đối chiếu số liệu. Dựa vào ưu và nhược điểm của hai phương pháp này, trong BCTC hợp nhất sẽ thống nhất phương pháp gián tiếp để đáp ứng nhu cầu quản trị cũng như xu thế phương pháp kế toán hiện nay. Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp nhất, yêu cầu tất cả các đơn vị thành viên phải lập, chuyển đổi từ báo cáo tiền tệ theo phương pháp trực tiếp sang báo cáo tiền tệ theo phương pháp gián tiếp để thực hiện hợp nhất.

3.3.3 Hệ thống tài khoản, sổ chi tiết theo dõi phục vụ việc lập BCTC hợp nhất.

Hệ thống tài khoản trong toàn Tổng công ty đều xây dựng phù hợp với quy định của bộ tài chính theo thông tu 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014; điều này tạo điều kiện trong toàn Tổng công ty dễ theo dõi và đối chiếu các khoản nợ nội bộ.

Ngoài ra khi lập BCTC hợp nhất các thông tin về giao dịch nội bộ, đầu tu vào các công ty thành viên sẽ đuợc theo dõi chi tiết hơn, cụ thể:

Đối với các khoản phản ánh các khoản đầu tư:

Đối với mỗi công ty thành viên trong Tổng công ty, các tài khoản này phải theo dõi chi tiết trên từng đối tuợng. Các tài khoản 121, 221, 222, 223 thuờng có sự tăng giảm vốn CP do đó các tài khoản cần phải đuợc theo dõi chi tiết trên từng đối tuợng.

Phản ảnh các tài khoản doanh thu, giá vốn, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính:

Các khoản doanh thu, công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn không đua những doanh thu của các thành viên trong tập đoàn vào doanh thu nội bộ mà hạch toán trên tài khoản 511, 711. Do đó khi theo dõi riêng từng đối tuợng chi tiết doanh thu phát sinh từ giao dịch với công ty nào trong công ty thành viên của Tập đoàn,

Đối với những khoản doanh thu, giá vốn bán hàng từng công ty trong toàn công ty đều phải theo dõi đối tuợng phát sinh. Kế toán thực hiện ghi chép trên phần mền cần chú ý và có ký hiệu riêng biệt đối với các loại giao dịch phát sinh này, làm rõ doanh thu từng đợt bao nhiêu ứng với giá vốn là bao nhiêu.

Phần mền CADs chua có thể tách, phân loại doanh thu theo mục đích quản lý và đối tuợng khách hàng; do vậy, khi hạch toán cần chú ý để đúng loại.

Đối với các khoản doanh thu tài chính 515: Doanh thu từ cho vay, 5152 doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận đuợc chia: Kế toán phụ trách phần hành này cần có bảng tính lãi vay cho từng đối tuợng cả bên trong và bên ngoài công ty, bảng này sẽ phục vụ lập BCTC hợp nhất.

Các khoản dự phòng (TK159, 229, 352)

Các khoản dự phòng kể trên theo dõi theo từng đối tuợng dự phòng là khoản đầu tu hay khoản nợ phải thu của công ty nào trong phần mền kế toán.

Các khoản đối ứng phải thu phải trả nội bộ.

TK 1288, 311, 131, 331, 141, 3386, 341, 244, 344, 315 phải đuợc theo dõi chi tiết từng đối tuợng trên phần mền kế toán.

Đối với các tài khoản 1388, 3388 phải mở chi tiết thống nhất trong toàn bộ các công ty thành viên, thống nhất toàn công ty.

Đối với các khoản tiền và tuơng đuơng tiền (111, 112, 113) cần phải theo dõi chi tiết trên phần mền kế toán là chuyển cho đối tuợng nào, nhận tiền từ đối tuợng nào.

Tài khoản về hàng tồn kho: 151, 152, 153, 155, 156, 157, tài khoản về tài sản: 211, 213, 214, 242 cần mở sổ chi tiết thoe dõi nguồn gốc của từng lô hàng, tình trạng hàng tồn kho, tình trạng sử dụng (mẫu số...).

3.3.4 Nhân sự thực hiện

Thành lập bộ phần chuyên lập BCTC bao gồm: 1 thành viên làm truởng bộ phận thành viên chuyên trách việc thực hiện lập BCTC hợp nhất, mỗi công ty con cử một đại diện hỗ trợ việc lập BCTC trong công ty. Phổ biến rộng rãi kiến thức và form biểu thống nhất toàn tập đoàn để thực hiện BCTC hợp nhất.

Có khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu về vấn đề lập BCTC hợp nhất trong toàn công ty.

3.3.5 Thực hiện đối chiếu công nợ nội bộ

Lập BCTC phải có sự thống nhất số liệu chung, giữa các thành viên toàn công ty đảm bảo việc lập và trình bày BCTC thực hiện thuờng xuyên và liên tục, nhanh và đầy đủ. Đối chiếu phải được diễn ra vào cuối tháng hoặc cuối quý theo yêu cầu.

3.3.6 Xây dựng các bảng biểu thống nhất trong quá trình lập BCTC hợp nhất

* Bảng xác định tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ trong mỗi công ty thành viên

Từ bảng tổng hợp của các khoản đầu tư của công ty thành viên gửi cho bộ phận BCTC hợp nhất, nhân viên kế toán chuyên trách tiến hành tổng hợp và tính toán tỷ lệ khoản đầu tư của công ty mẹ trong các công ty thành viên từ đó xác định được mối quan hệ trong các công ty. Bảng tổng hợp tỷ lệ đầu tư vào công ty con theo mẫu:Bảng 3.1. Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ trong mỗi công ty thành viên

Tổng tài sản Nợ phải trả VCSH

Tổng nguồn vốn Giá trị tài sản thuần

Từ báo cáo của công ty mẹ và công ty con ta thiết lập C ược bảng để xác

Chỉ tiêu

Ngày tháng năm VCSH tại ngày mua Sở hữu của công ty mẹ

Lợi ích CĐTS

à ĩ 2 3=ĩ-2

Vôn đầu tư của chủ sở hữu Thặng dưu vôn cổ đông Qũy đầu tư phát triển Qũy dự phòng tài chính LNST chưa phân phôi

Tổng

Phương pháp lập

(3) : là khoản đầu tư từ công ty GPI vào các công ty thành viên (4) : Bảng đầu tư của các công ty thành viên trong tập đoàn

(5) = (3) + (4): Tổng quyền biểu quyết công ty mẹ vào công ty con

(6) = (4) * % sở hữu công ty mẹ trong công ty con đang nắm giữ CP gián tiếp + cột (3)

(7) Xác định tỉ lệ sở hữu

Nếu (6)>=50%: => công ty con Nếu (6) <50% => CTLK

* Bảng xác định tỉ lệ sở hữu của công ty mẹ và công ty con tại ngày mua

Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty khác tại ngày mua được xác định dựa trên bảng sau:

Bảng 3.2. Giá trị hợp lý của công ty con ngày mua

định những thông tin cần thiết cho việc loại trừ các khoản đầu tư và VCSH của công ty mẹ. Bảng này lập tại thời điểm tại ngày mua và trong mỗi giai đoạn công ty mẹ thay đổi tỷ lệ sở hữu trong công ty con.

Bảng 3.3. Giá trị sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không chi phối tại

bổ (năm) (1) ^(2) “(3) (4) “(5) (6) 1 7" Ĩ 7- Tổng

(1) Được lấy từ BCTC của các công ty con tại ngày mua hoặc mỗi thời điểm mua thêm hoặc bán ra CP. Nếu công ty có đánh giá lại với giá trị hợp lý của công ty thì cột này sẽ là giá trị hợp lý đánh giá tại thời điểm mua hoặc thời điểm tăng giá trị CP.

(1) = (1) x tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con.

* Bảng phân bổ giá trị chênh lệch và LTTM

Dựa vào bảng LTTM của giao dịch mua và bán. Sau đó thiết lập bảng phân bổ LTTM cũng nhu các khoản chênh lệch giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ theo mẫu:

Kết luận chương 3

Từ cơ sở lý luận tại chương I, tác giả đã đặt ra những điều kiện cần phải có để đảm bảo lập và trình bày BCTC hợp nhất tại Công ty GPI. Đồng thời từ những thực trạng, ưu và nhược điểm của hệ thống kế toán tại Công ty GPI tại chương II tác giả đã xây dựng được những yêu cầu theo dõi chi tiết, cùng những chính sách kế toán và kỳ kế toán cho Công ty GPI. Như vậy, trong chương III thực hiện lập và trình bày BCTC hợp nhất cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2017 nhằm giải thích rõ ràng phương pháp trên, đồng thời tạo tiền đề cho việc Lập và trình bày BCTC sau này tại Công ty GPI.

KẾT LUẬN CHUNG

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nên kinh tế thế giới. Sự lớn mạnh và phát triển đa ngành của các Công ty là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển. Do đó, các tập đoàn kinh tế ngày càng trờ nên phổ biến, nó tạo sức mạnh, nội lực kinh tế ngay tại trong doanh nghiệp, cũng nhu kinh tế cả nước, cho phép các nhà kinh doanh huy động được tối đa nhân lực, trí lực và tiềm lực. Tuy nhiên, sự lớn mạnh trở thành các tập đoàn có thể bền vững lâu dài được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc hiểu và có chính sách quản lý chung, xuyên xuốt toàn tập đoàn. Trước tình hình phức tạp và tính quản lý dài lâu, Bộ tài chính cũng đưa ra những chuẩn mực quy định hướng dẫn việc lập và trình bày BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo cả tính hội nhập cần có các quy định phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để việc ứng dụng hiệu quả và thực tế hơn.

Luận văn: “ Lập và trình bày BCTC tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu” đã đóng góp:

• Về lý luận: Luận văn đã chi tiết hóa các mẫu biểu để thực hiện, hoàn thiện BCTC hợp nhất.

• Về thực tiễn: Các tập đoàn kinh tế ngày một lớn mạnh. Sự phát triển đa ngành, đa nghề, đầu tư chồng chéo sẽ làm cho quản lý ở cấp độ nhà nước sẽ khó khăn. Do đó đặt ra vấn đề việc lập và trình bày BCTC hợp nhất phải được nhìn nhận nghiêm túc, yêu cầu bắt buộc.

• Kiến nghị với Công ty GPI: Luận văn đã đưa ra thực trạng việc công ty chưa lập BCTC hợp nhất, sự lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô của cả tập đoàn. Do đó, Công ty GPI cần có nhận định tính cần thiết của BCTC hợp nhất; Cần đầu tư nhân sự, công cụ cần thiết cho việc lập BCTC hợp nhất. Đây là việc hết sức cần

thiết, cần được triển khai sớm để trước mắt là phục vụ các quyết sách SXKD của cả tập đoàn, cũng như đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước.

• Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp nhà nước: Cần có chế tài trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, coi việc lập BCTC hợp nhất là yêu cầu bắt buộc. Đồng thời, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện các chuẩn mực kết toán Việt Nam đồng nhất với CMKT quốc tế trong thời gian tới. Đi trước đón đầu sẵn sàng hội nhập.

1 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO3 4a 4b 4c 5 1. BCTC năm 2017 của Công ty GPI và các công ty .

2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/06/2004 hướng dẫn Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chế độ công bố thông tin về BCTC trên thị trường chứng khoán.

3. Bộ Tài chính (2003), CMKT số 25 về BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005, Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) CMKT Ban hành và công bố theo Quyết định

số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) CMKT Ban hành theo quyết định số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002; Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNHHỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯBẤT ĐỘNG SẢN TOÀN CẦU (Trang 85 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w