II. Kết quả nghiên cứu 1 9-
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập TA 23-
2.2.4. Tài liệu giảng dạy và học tập 3 8-
Tài liệu giảng dạy và học tập có thể khuyến khích và thúc đẩy lý do học tập và hiểu biết của người học, nếu như chúng có đề cập đến những vấn đề thường nhật của người học. Tài liệu giảng dạy cũng có khả năng làm giảm động cơ học tập, nếu như chúng quá khó hoặc quá dễ đối với trình độ của người học. Hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với tài liệu giảng dạy học NN phải đảm bảo tính mới mẻ, cập nhật, thay đổi đề tài, tính khả thi, tính tổng hợp v.v. Đặc biệt những nhà soạn thảo tài liệu giảng dạy NN cần phải đế ý đến nhu cầu và nhũng mong muốn cùng như trình độ của người học, để tài liệu giảng dạy phát huy được tính giá trị của nó.
Theo thực tế hiện nay tại trường ĐHNT SV đang học theo giáo trình do IIG biên soạn. Theo ý kiến của GV được phỏng vấn thì có thầy cô cho rằng: “Do không tiến hành kiểm tra đầu vào, nên không thể phân lọai được SV. Học theo giáo trình hiện nay đối với SV không chuyên, có những SV đã học TA
được 7 năm thì dễ, còn với những SV không biết gì thì lại là khó nên việc giảng dạy cho phù hợp với từng mức độ SV là rất khó khăn ”. (GV1, GV3)
Ý kiến trên là hoàn toàn hợp lý và xát với thực trạng SV đang theo học tại trường. Giáo trình học phải phù hợp với trình độ của người học thì việc học mới đem lại hiệu quả. Nếu một SV ở trình độ cao nhưng trên lớp lại học theo giáo trình ở trình độ trung cấp hay sơ cấp, SV đó sẽ thấy việc học TA là quá dễ và dần dần mất đi sự hứng thú đối với việc lên lớp. Ngược lại SV trình độ sơ cấp khi học theo giáo trình trung cấp sẽ thấy TA thực sự rất khó khăn, và sẽ thấy sợ việc học TA hơn nữa. Điều quan trọng là SV phải thấy tài liệu học phù hợp với khả năng của mình, không quá dễ nhưng cũng không quá khó để SV thấy được việc học TA là một quá trình đầy hứng thú, ngày càng muốn học TA hơn.