Tôi họcTA chủ yếu là vì tôi yêu thích ngôn ngữ, văn hóa và

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG các GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG cơ học TIẾNG ANH TÍCH cực THEO CHUẨN QUỐC tế TOEIC CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ tại TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 29 - 33)

II. Kết quả nghiên cứu 1 9-

15Tôi họcTA chủ yếu là vì tôi yêu thích ngôn ngữ, văn hóa và

con người ở các nước khác.

3,24

21 Học TA để giao tiếp là mục tiêu quan trọng nhất. 4,08

26 Tôi muốn học TA vì tôi muốn học/du lịch đến những nướcnói TA. nói TA.

Theo kết quả nghiên cứu 97 SV đang học các lớp TOEIC tại trường ĐHNT, kết quả từ bảng trên cho thấy việc học TA với động cơ tìm được công việc tốt có chỉ số cao nhất 4,40.

Biểu đồ 5: Nếu học TA tốt giúp kiếm được công việc tốt

Có đến 67 SV trên tổng số 97 SV chọn câu trả lời hoàn toàn đồng ý tức 63, 3 % trên tổng số 100%. Điều này cho thấy SV đã có ý thức cao về tầm quan trọng của việc học TA đối với tương lai của mình. TA hiện tại là ngôn ngữ toàn cầu và hầu hết các nước trên thế giới tiến hành các cuộc hội nghị quốc tế về tất cả các lĩnh vực đều sử dụng TA là ngôn ngữ chính thức. Đặc biệt đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam thì sự nhận thức về tầm quan trọng của TA như vậy là dấu hiệu mang tính tích cực. Đa số SV chọn đồng ý với loại động cơ này tức là họ đã có động cơ học tập mang tính phương tiện (Gadner , Lambert ).

Việc vượt qua kỳ thi TOEIC do Trường đề ra cũng là một trong những động cơ có tỷ lệ đồng ý cao của SV. Biểu đồ sau cho thấy rõ điều này.

Ghi chú:

Mean: Trung bình

Std. Dev.: Độ lệch chuẩn

Frequency: Tầng số

N: Tổng số người tham gia *Các mức độ đồng ý 1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Tương đối đồng ý 4: Khá đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Biểu đồ 6: Mục tiêu quan trọng là thi TOEIC

Cũng thuộc loại động cơ mang tính phương tiện cụ thể là giúp SV tìm được việc làm tốt sau khi ra trường, câu phát biểu được nhiều SV lựa chọn thứ 2 là “Có khả năng nói tốt TA giúp tôi nâng cao đia vị xã hội” với chỉ số là 4, 28. Trong tổng số người tham gia trả lời thì có 50% hoàn toàn đồng ý và gần 30% khá đồng ý với phát biểu.

Qua kết quả điều tra về động cơ học TA của SV chúng tôi thấy rằng SV không chỉ có động cơ học tập mang tính phương tiện mà còn có động cơ học tập để hòa nhập vào cộng đồng. Cụ thể, có gần 45% chọn “Hoàn toàn đồng ý với phát biểu: “Học TA để giao tiếp là mục tiêu quan trọng nhất”. Tỷ lệ cao (48%) chọn Tương đối đồng ý và đồng ý, chỉ có 5% là không đồng ý với câu phát biểu trên. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này.

Động cơ học tập để hòa nhập được hiểu là người học mong muốn được trở thành thành viên của cộng đồng nào đó, với ước muốn được giao tiếp với những con người thuộc cộng đồng ngôn ngữ mà họ học. Họ mong muốn được

Ghi chú:

Mean: Trung bình

Std. Dev.: Độ lệch chuẩn

Frequency: Tần số

N: Tổng số người tham gia * Các mức độ đồng ý 1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Tương đối đồng ý 4: Khá đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

khác, hay muốn học/du lịch đến những nước nói TA. SV trường ĐHNT không chỉ có động cơ phương tiện cao mà động cơ nội vi và động cơ học tập để hòa nhập cũng không hề thấp. Cụ thể như sau:

Có 31 % SV hơi đồng ý, 17 % khá đồng ý và khoảng 31 % hoàn toàn đồng ý với phát biểu: “ Tôi muốn học TA vì tôi muốn học/du lịch đến những nước nói TA”. Và phát biểu: “Tôi học TA chủ yếu là vì tôi yêu thích ngôn ngữ, văn hóa và con người ở các nước khác” cũng cho kết quả tương tự như phát biểu trên.

Qua số liệu trên cho thấy SV học TA với hai động cơ là động cơ để hòa nhập với cộng đồng và động cơ mang tính phương tiện. Cả hai động cơ đều đóng vai trò như nhau đối với việc học TA của SV.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học TA

Có 97 SV đang học ở các lớp TOEIC tham gia trả lời phiếu điều tra gồm 41 câu hỏi được chia thành các nhóm khác nhau. Câu trả lời được chia thành 5 mức độ đồng ý từ thấp đến đến cao gồm: 1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Tương đối đồng ý, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý. Các phiếu điều tra hợp lệ là các phiếu có tỉ lệ trả lời các câu hỏi đạt trên 90%.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập, đó là những yếu tố nội vi (những yếu tố trong giờ học và trong bản thân mỗi cá nhân) và những yếu tố ngoại vi (những yếu tố ngoài giờ học và ngoài mỗi cá nhân) - Schiefele (1996). Tất cả các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài cùng nhau tác động đến SV theo từng mức độ khác nhau và ở các SV khác nhau thì ảnh hưởng cũng khác nhau.

2.1. Yếu tố nội vi

Những yếu tố nội vi có ở ngay trong mỗi cá nhân từng SV và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Trong đó cần phải kể đến trước tiên đó là lý do, thái độ đối với ngôn ngữ đích, ở đây là TA, khả năng tự đánh giá về khả năng của bản thân và cảm xúc cá nhân v.v.

2.1.1 Lý do, mục đích học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi một hành vi của con người đều có lý do nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi đó. Lý do có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của

mỗi cá nhân và dựa trên các nhu cầu cơ bản của cá nhân đó. Việc học NN cũng như vậy, được xác định bởi những lý do sau: lý do của xã hội, lý do về cha mẹ, lý do về mục đích, lý do về mục đích giao tiếp, lý do vì thành tích học tập và lý do về sự tò mò muốn hiểu biết.

Trong bảng câu hỏi điều tra, kết quả khảo sát những lý do trên chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3: Lý do, mục đích học

STT Phát biểu Trung

bình

27 Nếu tôi học TA tốt thì tôi có thể tìm được công việc tốt 4,40

18 Học TA có thể giúp tôi mở rộng tầm mắt 4,23

19 Có khả năng nói tốt TA giúp tôi nâng cao đia vị xã hội 4,08

21 Học TA để giao tiếp là mục tiêu quan trọng nhất 4,08

20 Vượt qua được kỳ thi TOEIC là mục tiêu quan trọng nhất

đối với tôi

4,00

25 Tôi đang học TA vì tôi muốn học lên cao hơn 3,52

22 Tôi học TA vì TA là môn học bắt buộc 3,07

24 Tôi đang học TA vì tôi sử dụng TA trong các môn học

khác

2,52

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG các GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG cơ học TIẾNG ANH TÍCH cực THEO CHUẨN QUỐC tế TOEIC CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ tại TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 29 - 33)