Nội dung của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

QLNN về hoạt động TVCC bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào những nội dung quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của TVCC như:

- Xây dựng chiến lược phát triển: Xây dựng chiến lược phát triển là một trong những nội dung quan trọng của quản lý TVCC, bởi nó giúp cho cơ quan quản lý xác định được những nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm đạt được mục tiêu. Nhận thức được vai trò to lớn đó và nắm bắt xu thế chung của thế giới về lĩnh vực này, Đảng và Nhà nước đã sớm định hướng chiến lược cho sự phát triển hoạt động TVCC trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Pháp lệnh thư viện; Nghị định; Quyết định; Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan QLNN cần có sự đánh giá và hoàn thiện chiến lược phát triển về TVCC, thực trạng xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển đã được đề cập nhưng nằm tản mạn ở nhiều các văn bản khác nhau do các cấp khác nhau ban hành. Một số nội dung mới đã được đề cập trong mục tiêu chiến lược nhưng còn sơ sài, chung chung như: hiện đại hóa, tự động hóa, tin học hóa công tác TVCC,... Các nội dung này chưa bao quát được các lĩnh vực hoạt động trọng điểm của hoạt động TVCC hiện nay.

-Về mô hình quản lý và quy hoạch mạng lưới: Mô hình QLNN về lĩnh vực TVCC đã được thiết lập, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập cần có sự điều chỉnh. Mô hình QLNN về TVCC ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tuân thủ các quan điểm chủ đạo như vai trò lãnh đạo của Đảng , vai trò của Nhà nước... Tuy nhiên, việc nghiên cứu tham khảo mô hình QLNN của các quốc gia có sự nghiệp thư viện phát triển, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp để hoàn thiện mô hình quản lý cho Việt Nam là rất cần thiết.

Trong bối cảnh hoạt động TVCC ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo hướng ứng dụng KH&CN như hiện nay, vấn đề cơ chế vận hành mô hình cũng cần có những thay đổi. Trong đó, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ

giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đại diện cho Chính phủ trực tiếp quản lý hoạt động TVCC với các bộ, ngành khác. Bởi hoạt động TVCC ngày nay có sự liên quan mật thiết với các lĩnh vực, như: CNTT, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác.

- Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động TVCC. Văn bản quy phạm pháp luật một mặt tạo ra công cụ quản lý, mặt khác nó tạo ra cơ chế phát triển sự nghiệp thư viện. Thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TVCC tại Việt Nam hiện nay có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu về số lượng và chưa có giá trị pháp lý cao . Tính đến thời điểm này, Luật Thư viện vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu vẫn là các văn bản dưới luật. Pháp lệnh Thư viện được ban hành năm 2001 đã tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo cho sự nghiệp thư viện Việt Nam nói chung và TVCC nói riêng phát triển theo hướng hiện đại hóa nhưng là một văn bản dưới luật được ban hành từ những năm đầu thế kỷ.

Trên thế giới, phần lớn các quốc gia phát triển đều sử dụng luật để quản lý hoạt động thư viện trong đó có hoạt động TVCC. Nhiều quốc gia, ví dụ , Hoa Kỳ xây dựng và ban hành luật thư viện riêng cho từng bang. Có những quốc gia ban hành luật cho từng loại hình thư viện riêng biệt như luật cho thư viện quốc gia, luật cho thư viện công cộng, ví dụ: ở Anh.

-Quản lý nhà nước về đầu tư kinh phí cho hệ thống thư viện công cộng:

Nhà nước cấp 100% kinh phí đối với hoạt động TVCC, hoạt động bằng ngân sách Nhà nước, đầu tư đảm bảo để các TVCC phát triển theo hướng hiện đại hóa, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các TVCC hoạt động bằng ngân sách Nhà nước.

Nhà nước đề ra định hướng phát triển Thư viện trong thời kỳ CNH- HĐH, đó là hiện đại hóa thư viện về phương thức hoạt động lẫn cơ sở vật

chất, trang thiết bị, các hoạt động cơ bản của Thư viện, chế độ lương phụ cấp cho cán bộ làm công tác thư viện.

Trong pháp lệnh thư viện, chương IV Đầu tư phát triển Thư viện - Điều 20: Các nguồn tài chính của Thư viện bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ; 2. Vốn của tổ chức;

3. Các khoản thu từ phí dịch vụ thư viện;

4. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Thư viện là một thiết chế văn hóa có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc sưu tầm, thu thập, lưu trữ, bảo quản lâu dài các xuất bản phẩm dân tộc nhằm phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của người dân. Việc duy trì và phát triển hệ thống TVCC luôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc này đã được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ chức, phát triển mạng lưới thư viện công cộng của địa phương. Với ý nghĩa đó, ngay sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (tháng 10/1954), Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã sớm có định hướng chỉ đạo về việc tổ chức hoạt động của hệ thống thư viện công cộng rộng khắp trên địa bàn, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng trung du lên miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra ngay Chỉ thị 132/CT/VH ngày 23/7/1977 về việc phát triển hệ thống thư viện công cộng ở các địa phương phía Nam. Từ đó, việc duy trì và phát triển hệ thống thư viện công cộng luôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc này đã được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện tại các Đại hội Đảng toàn quốc đều nêu rõ quan điểm, chủ trương và khẳng định vị trí của hệ thống thư viện công cộng đối với công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện nhằm tạo hành lang pháp lý cho các địa phương có căn cứ và cơ sở để tiến hành tổ chức, phát triển mạng lưới thư viện công cộng của địa phương. Bộ Văn hóa - Thông tin với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực thư viện cũng đã ban hành theo thẩm quyền các quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện cấp tỉnh, huyện, xã và nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thư viện, làm căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành có hiệu quả sự nghiệp thư viện trên địa bàn của mình.

- Ban hành văn bản pháp quy: Hiện nay, văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực thư viện là Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28/12/2000, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đẩy mạnh việc tổ chức và hoạt động của các thư viện công cộng bằng các chính sách đầu tư cụ thể tại các điều 4, 20, 21, 22, 23 trong Pháp lệnh Thư viện.

Tại Nghị định 72/2002/NĐ-CP ban hành ngày 06/08/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng được thể hiện về chính sách đầu tư của nhà nước tại các điều 14, 19, 20, 21.

Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT: Về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Yêu cầu lãnh đạo các viện, trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ quan tâm thường xuyên đến công tác thông tin - thư viện; có kế hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp thư viện; ứng dụng công nghệ tin học trong công tác thông tin - thư viện; đảm bảo kinh phí cho việc bổ sung tài liệu.

Điều 1, Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT

"Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020".

Điểm a khoản 2: Đầu tư đúng mức cho thư viện, chú trọng những thư viện có tính khu vực...

Điểm b: Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp thư viện: Quy định về việc huy động nguồn vốn từ nhà nước, cộng đồng, quốc tế hỗ trợ phát triển sự nghiệp thư viện.

- Quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức tại thư viện công cộng: QLNN về đội ngũ cán bộ, công chức tại TVCC được qui định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã).

Ngày 08/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ- CP, quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngày 22/04/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ- CP, quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

Ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số Thông tư số 14/2012/TT-BNV và Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 8, Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BNHTTDL-BNV ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, các trường hợp hiện đang hưởng lương theo ngạch thư viện (ngạch 17.169; 17.170; 17.171) mới được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện (theo hạng II, mã số V.10.02.05; hạng III, mã số V.10.02.06; hạng IV, mã số V.10.02.07).

Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, tại Công văn số 533/SNV-CC,VC ngày 14/4/2016 của Sở Nội vụ đã hướng dẫn việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT- BVHTT&DL-BNV ngày 19/5/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ nội vụ. Theo đó, Thông tư liên tịch số 02 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thư viện làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Thông tư liên tịch số 02, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện được phân thành 3 hạng, bao gồm:

- Thư viện viên hạng II: Mã số: V.10.02.05 - Thư viện viên hạng III: Mã số: V.10.02.06 - Thư viện viên hạng IV: Mã số: V.10.02.07

Ngoài tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện, Thông tư liên tịch số 02 cũng quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với từng hạng chức danh ngành thư viện. Cụ thể:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Đối với thư viện viên hạng II: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên

ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Thông tư số 01); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (Thông tư số 03); có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện viên hạng II.

Đối với thư viện viên hạng III: tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đối với thư viện viên hạng IV: tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin sơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về tiêu chuẩn thăng hạng chức danh thư viện viên

Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng III lên chức danh thư viện viên hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện

viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thư viện viên hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm.

Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức danh thư viện viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các khoản 1, 2, 3 Điều này và có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV, như sau: (a) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viện hạng IV tối thiểu đủ 02 (hai) năm. (b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu 03 (ba) năm.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Đối với thư viện viên hạng II, ngoài việc nắm vững: đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thư viện và có khả năng vận dụng trong hoạt động phát triển chuyên ngành thư viện; thực tế về hoạt động thư viện, xu thế phát triển lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác; các ứng dụng của công nghệ thông tin vào lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được phân công còn phải tham gia ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)