Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 81)

Hệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác TVCC còn chồng chéo, quá nhiều văn bản không cần thiết vẫn còn tồn tại, trong khi đó thiếu những văn bản quản lý, điều chỉnh trong thời kỳ mới. Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý để hướng sự phát triển của TVCC đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa xác định rõ và đúng mức tầm quan trọng của hệ thống thư viện trong vẫn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước

Cơ chế, chính sách, chế độ của ngành còn thiếu và chậm thay đổi. Đầu tư ngân sách cho ngành thư viện nói chung và đặc biệt là cho TVCC nói riêng còn hạn chế, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là thang bảng lương của ngành quá thấp so với các ngành tương đương. Vì vậy, không khuyến khích được người có năng lực yên tâm làm việc trong ngành thư viện.

Cán bộ, nhân viên luôn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn không đồng đều. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ thư viện chưa được chú trọng huấn luyện văn hóa ứng xử, khả năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng khác liên quan đến vấn đề xử lý các tình huống trong công việc thực tế. Chế độ chính sách (tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo…) cho đội ngũ này chưa hợp lý. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của thư viện, giảm khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình làm việc và hoạt động của hệ thống TVCC, đồng thời giảm sức hút của thư viện nơi trước đây luôn

được xem là nguồn cung cấp tri thức giàu có và hiệu quả nhất trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các phương tiện nghe nhìn, internet…

Nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ thư viện còn nhiều bất cập, chưa cân đối giữa nhu cầu đào tạo và nhu cầu sử dụng, dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt, lãng phí. Trong khi đó bậc đào tạo tiến sĩ nhằm đạo tạo các chuyên gia đầu ngành, hoặc trung cấp nhằm đào tạo các kỹ thuật viên lành nghề trong từng khâu kỹ thuật thư viện lại không được chú ý.

Việc tiêu chuẩn hóa trong hoạt động TVCC chưa được thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất về mặt tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ.

Sự liên kết giữa các TVCC trong quá trình hoạt động còn hạn chế, điều này đã làm giảm sức mạnh của toàn ngành thông tin thư viện nói chung và của TVCC nói riêng.

Có tâm lý chạy theo số lượng, theo phong trào dẫn đến thiếu quan tâm đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt động TVCC. Thiếu sự năng động, sáng tạo để có nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là đối tượng thiếu nhi, học sinh và các đối tượng phổ thông.

Chưa có sự đầu tư (ngân sách và các nguồn lực bổ trợ) đúng mức cho tổ chức và hoạt động TVCC, đặc biệt là đầu tư cho hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nâng cao về mọi mặt của công tác này trong phục vụ cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thiếu sự kết hợp giữa TVCC với các luồng phản hồi thông tin từ người đọc để tìm ra những bất cập trong quá trình hoạt động cũng như đáp ứng được nhu cầu của người đọc một cách thiết thực nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)