2.1. Khái quát về thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên
2.1.4. Thư viện cấp xã
Hiện nay thư viện các xã đều chưa có trụ sở riêng, trang thiết bị như tủ, giá, bàn, ghế... còn thiếu, cán bộ kiêm nhiệm, vốn sách báo hết sức hạn chế (trung bình mỗi thư viện khoảng 500 bản sách) nên việc phục vụ bạn đọc chưa thật sự hiệu quả.
Trước đây điểm bưu điện văn hóa xã, trung tâm cụm có lượng người giao dịch đông. Bình quân mỗi ngày có hàng chục lượt người đến điểm bưu điện giao dịch và đọc một số báo chí tuy nhiên tủ sách ở điểm bưu điện văn hóa xã phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.Các điểm bưu điện văn hóa
ở cụm trung tâm rất ít được luân chuyển sách và nhân viên bưu điện chủ yếu là hợp đồng, lương trả thấp nên không nhiệt tình với việc phục vụ, cho mượn sách báo, tạp chí như ở thư viện và lượng sách báo ở đây được cung cấp còn rất ít...
Đối với đội ngũ nhân viên thư viện cấp xã còn rất non yếu về nghiệp vụ và lại còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chế độ phụ cấp độc hại không có hoặc có không xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì thế, hầu hết những ai làm nghề thư viện một là làm theo nhiệt tình, yêu nghề nên công tác thư viện, phòng đọc
sách xã đạt hiệu quả chưa cao. Tình hình hoạt động của thư viện cấp xã, tủ sách cơ sở đã có nhiều cố gắng nhưng gặp không ít khó khăn do không có kinh phí bổ sung sách và lương cho người phụ trách, không đảm bảo cuộc sống nên nhiều người bỏ việc và phải thay đổi người làm liên tục. Do đó, số lượng phòng đọc sách mở ra nhiều nhưng không hoạt động hiệu quả và lâu dài.
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì nhu cầu giao dịch tại các trung tâm bưu điện giảm đi rất nhiều người dân không còn đến bưu điện
để gọi điện hay gửi thư cho nên mỗi ngày chỉ có khoảng 5-7 người đến giao dịch. Tuy nhiên, khi điều tra nhu cầu thanh thiếu niên vẫn muốn đến điểm bưu điện để đọc sách báo, vào internet. Vì vậy, ta vẫn thấy được chức năng giao dịch bưu điện đã chuyển sang chức năng sinh hoạt văn hóa.
Một số thư viện xã đã khắc phục khó khăn để phục vụ bạn đọc, người dân; làm tốt công tác xã hội hóa để xây dựng, phát triển thư viện như Thư viện xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ), Phượng Tiến (Định Hóa), Đồng Liên (Phú Bình), Phú Thượng (Võ Nhai)...