Phát huy những kết quả đạt được, trong những năm tiếp theo, hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Củng cố hệ thống thư viện cơ sở; tăng cường bổ sung, luân chuyển sách, báo cho hệ thống thư viện xã, phường phục vụ chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của tỉnh. Xây dựng trang Thông tin điện tử của Thư viện tỉnh để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Tập trung đổi mới công tác phục vụ sách, báo, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin phục vụ có hiệu quả cho
bạn đọc nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh ngày càng phát triển.
Vai trò mới của TV công cộng là trở thành trung tâm thông tin năng động, Thư viện còn là nơi thu thập, xử lý, quản trị thông tin cung cấp các điểm truy cập thông tin bình đẳng, tin cậy và là trung tâm học tập cộng đồng cho người dân. Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống Thư viện trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, góp phần chia sẻ nguồn lực thông tin, truyền bá trí thức, lưu giữ văn hóa của địa phương và của từng dân tộc bản địa. TVCC được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức như tin học hóa Thư viện, phát triển Thư viện điện tử, sưu tầm, số hóa tài liệu địa chí… nó sẽ tác động tích cực vào việc phổ cập giáo dục, là yếu tố giúp đẩy mạnh cuộc sống tinh thần và nâng cao nhận thức của người dân lên đáng kể, ngoài ra còn cung cấp cho mọi thành phần, đối tượng của cộng đồng dân cư những sản phẩm, dịch vụ thông tin thích hợp để áp dụng vào thực tiễn.
Mục tiêu cụ thể của TVCC tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020:
- Cải tạo, nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất Thư viện tỉnh thành một thiết chế văn hóa gần gũi, thân thiện, đáp ứng yêu cầu bạn đọc, nhân dân đến với thư viện học tập, đọc sách, báo và tìm kiếm thông tin.
- Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện tỉnh.
- Thư viện tỉnh, 100% thư viện cấp huyện, 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác; thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu, tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, người dân sinh sống trên địa bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm. - Thư viện tỉnh, 70% thư viện cấp huyện, 50% thư viện cấp xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động ở địa phương.
- Số lượt người sử dụng thư viện công cộng hàng năm tăng bình quân 10% - 15%; tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm kiếm kiến thức nâng cao hiểu biết đạt 10 - 15%.
- Số lượng sách, báo, tạp chí có chất lượng được bổ sung cho hệ thống thư viện công cộng tăng hàng năm từ 10% trở lên.
- Số lượng học sinh, sinh viên đến với hệ thống thư viện công cộng tìm hiểu kiến thức phục vụ học tập đến năm 2020 đạt từ 70% trở lên.
- Định kỳ tổ chức cuộc thi “Thiếu nhi kể chuyện theo sách” cấp xã, huyện, tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động nhân “Ngày sách Việt Nam”, “Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4” với nhiều hoạt động đa dạng, thu hút đông đảo người dân tham gia: Giới thiệu sách mới, giao lưu với tác giả; quyên góp sách, báo, tạp chí tặng cho thư viện của các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tổ chức phòng đọc báo Xuân, Hội báo Xuân nhân dịp Tết Nguyên đán. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Triển lãm sách, báo, nói chuyện chuyên đề; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng… thu hút nhân dân, bạn đọc đến với thư viện, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên luôn triển khai nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện: thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của thư viện theo quy định, nộp lưu chiểu, quản lý tài chính và đầu tư cho hoạt động thư viện, cơ cấu tổ chức và biên chế trong thư viện, xử phạt vi phạm nếu có...
Trong thời gian qua, công tác xây dựng vốn tài liệu của các TVCC đã thực sự được quan tâm. Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh Thư viện và Luật ngân sách, nhìn chung kinh phí đầu tư cho hoạt động thư viện đều được tăng lên, kinh phí dành cho công tác xây dựng vốn tài liệu cũng được tăng cường. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho thư viện các cấp tiến hành bổ sung tài liệu
cho thư viện mình. Đại đa số thư viện cấp tỉnh và một số thư viện cấp huyện đã xây dựng kế hoạch bổ sung hàng năm, có cán bộ chuyên trách, nên số lượng tài liệu nhập vào hàng năm đều tăng.
Nguồn tài liệu truyền thống
Thực tiễn hoạt động thư viện cho thấy, phần lớn bạn đọc vẫn ưa thích tài liệu in trên giấy chính vì vậy chính sách bổ sung của các thư viện vẫn hết sức chú trọng nguồn tài liệu này. Cho đến nay, kết quả của hơn hai mươi năm đổi mới các thư viện tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin dồi dào đáp ứng được một cách tốt nhất có thể cho yêu cầu của người dùng tin.
Khối lượng tài liệu truyền thống của thư viện tỉnh Thái Nguyên tương đối lớn. Nguồn tài liệu truyền thống này cũng được chú trọng bổ sung để mang lại vốn tư liệu dồi dào nhất.Ngoài ra nguồn tài liệu cũng được bổ sung bằng nhiều con đường khác như trao đổi, mua bán, biếu tặng…
Công tác chuẩn hóa trong hoạt động nghiệp vụ
Về công tác chuẩn hóa trong nghiệp vụ thư viện, đứng đầu hệ thống TVCC là thư viện Quốc gia Việt Nam đã ban hành …..Ngoài công nghệ, vai trò của tiêu chuẩn hóa là không thể thiếu trong công cuộc hiện đại hóa thư viện, mà trước hết nó làm cho công tác tin học hóa thư viện, làm cho việc xây dựng các loại cơ sở và ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin trở thành hiện thực, đưa thư viện tỉnh Thái Nguyên đến với xu thế hội nhập. “Thực tiễn hàng chục thập kỷ qua đã cho thấy, tiêu chuẩn hóa đem lại hiệu quả rõ rệt về mặt thời gian và giá thành. Nó tạo ra tính đồng nhất, đồng bộ, liên tác của sản phẩm và dịch vụ có lợi cho người sử dụng, giúp cho họ không cần phải học hỏi những kỹ năng hoàn toàn mới trong tìm kiếm thông tin và tư liệu, đồng thời tạo thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu”.
Dựa trên việc chuẩn hóa nghiệp vụ, các TVCC tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến tới thực hiện tốt việc dùng chung tài liệu qua mạng trên phạm vi quốc gia
và quốc tế, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động thông tin thư viện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp cận với thư viện trong hệ thống. Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa và đang tích cực đưa các tiêu chuẩn chung thống nhất áp dụng vào mạng lưới.
Nội dung sự thay đổi trong xử lý thông tin
Hiện nay, công tác kỹ thuật trong hoạt động thông tin của thư viện tỉnh Thái Nguyên đã và đang chú trọng đến CNTT và công nghệ web. CNTT được áp dụng trong việc truy cập, truy hồi, chuyển tải, lưu trữ, trao đổi, trình bày, và phổ biến thông tin được áp dụng một cách có chọn lọc trong công tác thông tin thư viện hiện đại.
Công tác biên soạn công cụ xử lý thông tin
Kỹ thuật nghiệp vụ trong xử lý tài liệu của thư viện tỉnh Thái Nguyên đã được thay đổi ngày càng theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, đã thống nhất sử dụng chung một khung phân loại duy nhất đó là Khung phân loại 19 lớp do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn
Công tác tin học hóa trong hoạt động nghiệp vụ
Thực hiện theo Chỉ thị số 59- CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên đã, đang hướng tới mục tiêu hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện. Công tác tin học hóa hoạt động thông tin thư viện đã được Thư viện tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu áp dụng với việc ứng dụng máy tính. Ngoài việc ứng dụng internet trong các thư viện lớn thì hiện nay còn được quan tâm và đưa dịch vụ này đến mọi người dân tại các thư viện nhỏ, các điểm bưu điện văn hóa xã…
Công tác phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ thư viện
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/05/2007, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên đang hướng tới:
Đa dạng hóa các sản phẩm
Công tác xây dựng phát triển các sản phẩm thông tin thư viện cũng được chú trọng theo hướng đa dạng hóa. Ngoài đầu tư về mặt số lượng, loại hình các sản phẩm thì chất lượng của chúng cũng được coi trọng. Công tác biên soạn các ấn phẩm thông tin - thư mục cũng có nhiều điểm mới. Trước hết đó là sự đổi mới về quan niệm. Nếu trước kia thư viện tỉnh Thái Nguyên thường lập những thư mục đồ sộ, phản ánh những nhân vật, sự kiện chính trị lớn với hàng trăm tài liệu, bao quát trong khoảng thời gian tương đối dài thì nay các ấn phẩm này phản ánh những những vấn đề chuyên môn sâu hơn, số lượng tài liệu ít hơn nhưng lại thiết thực hơn. Thư mục địa chí đã được thư viện tỉnh Thái Nguyên và rất được nhân dân hoan nghênh. Đã xuất hiện các ấn phẩm thông tin có chọn lọc, đây là một hiện tượng mới đáng ghi nhận.
Thư mục địa chí cũng là một sản phẩm quan trọng của các thư viện tỉnh. Dạng thư mục này cũng xuất hiện ở hầu hết các thư viện tỉnh và nó là sản phẩm đặc thù của các thư viện tỉnh.
Nhìn chung, sự quan tâm chú trọng phát triển các loại hình sản phẩm thông tin thư viện thư viện tỉnh Thái Nguyên đã tạo nên một cơ cấu sản phẩm thông tin thư viện đa dạng và phong phú.
Đa dạng hóa các dịch vụ
Trong quá trình hoạt động thư viện tỉnh Thái Nguyên rất chú trọng các dịch vụ truyền thống của ngành thư viện và giữ nguyên giá trị, bên cạnh đó còn phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới với mục tiêu tất cả vì bạn đọc. Chính điều này đã mang lại cho công tác phục vụ bạn đọc những sự thay đổi theo hướng ngày một tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày một phong phú của độc giả.
Thư viện tỉnh Thái Nguyên luôn tìm tòi các hình thức mới để phục vụ bạn đọc giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của các đối tượng bạn đọc khác nhau. Thực hiện
Chỉ thị 2195/CT - TV ngày 12/12/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc tổ chức phục vụ sách báo cho thiếu nhi.
Ngoài ra, hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên đang hướng tới tổ chức phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở bằng việc tổ chức các phòng đọc, phòng mượn tự chọn. Đây là hình thức phục vụ mới đưa vào các thư viện công cộng Việt Nam. Tuy vậy hình thức phục vụ đọc tự chọn sách còn hạn chế nên chỉ có thư viện tỉnh làm được, chủ yếu phục vụ đọc tự chọn các loại báo, tạp chí thậm chí chỉ các số báo tạp chí mới mới được đưa ra phục vụ tự chọn. Vì vậy, mục tiêu sẽ hướng tiếp đến các thư viện huyện, xã.
Ngoài ra, còn các dịch vụ khác cũng được quan tâm phát triển như trưng bày triển lãm, giới thiệu sách, dịch vụ cung cấp các sản phẩm thông tin, cung cấp thông tin chọn lọc, dịch vụ in, sao chụp tài liệu, dịch vụ internet… Các dịch vụ này đang ngày càng được cải tiến hơn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc và nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin thư viện.
Công tác xã hội hóa hoạt động thư viện
Trong công cuộc CNH- HĐH đất nước, cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin…thì vấn đề xã hội hóa hoạt động thông tin thư viện cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm và được thể chế hóa bằng nhiều văn bản pháp quy.
Bên cạnh việc tổ chức phục vụ đọc, mượn sách báo cho nhân dân, một số thư viện còn kết hợp các hoạt động xã hội phong phú, mang tính cộng đồng khác như thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề mang thông tin thời sự - chính trị cho bà con; tổ chức các cuộc thi đọc sách, thi kể chuyện hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; biên tập, sưu tầm và phát hành những tập sách hay như “Gương sáng điều hay” cho bạn đọc... Thư viện tỉnh và Thư viện các huyện, thành phố, thị xã đã có nhiều cố gắng phục vụ bằng nhiều hình
thức đa dạng, để phục vụ bạn đọc và sẽ tiếp tục duy trì, phát triển trong những năm tiếp theo.
2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên
Pháp lệnh Thư viện ra đời đã khẳng định vai trò, vị trí và tác dụng của TVCC trong đời sống xã hội. Hoạt động thư viện trong cả nước nói chung đã được Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chỉ đạo và từng bước có sự đầu tư đúng mức. Hệ thống TVCC được ưu tiên phát triển rộng khắp từ trung ương đến các tỉnh, thành, quận huyện và xã, phường… Tuyên ngôn của UNESCO về Thư viện đã nhấn mạnh: “Thư viện công cộng mở ra cơ hội cho người dân ở cơ
sở tiếp cận tri thức, đảm bảo cho họ học tập liên tục và tự quyết định sự phát triển văn hóa của mình, của nhóm cộng đồng” [2,tr.7]. Quan điểm này được thể
hiện ngày càng rõ ở nước ta và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.
Để hệ thống TVCC phát triển đúng hướng, phục vụ có hiệu quả các đối tượng độc giả, công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thư viện cần phải được nghiên cứu để tăng cường chất lượng hoạt động. Đối với TVCC, từ sau khi Pháp lệnh Thư viện ra đời, Chính phủ, các Bộ, Ngành hữu quan đã ban hành nhiều Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… từng bước chỉ đạo, hướng dẫn cho hệ thống thư viện phát triển đúng hướng, như: Nghị định số 72/2002/NĐ- CP ngày 06/08/2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/05/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Đặc biệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện