Theo điều 4 Pháp lệnh Thư viện “Thư viện công cộng các cấp do Ủy ban
nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, bao gồm tài liệu trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; xây dựng, hình thành thói quen đọc trong nhân dân; tham gia xây dựng và tổ chức việc luân chuyển tài liệu xuống cơ sở”.
TVCC được tổ chức theo dấu hiệu phân chia lãnh thổ hành chính (nước, tỉnh, thành phố, huyện , quận, xã, phường), căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội, điều kiện lịch sử các vùng dân cư và vùng lãnh thổ. Về hành chính, tỉnh Thái Nguyên được phân chia thành 9 đơn vị hành chính trong đó gồm:
- 2 thành phố là: + Thành phố Thái Nguyên + Thành phố Sông Công - 6 huyện là: + Huyện Định Hóa + Huyện Võ Nhai + Huyện Phú Bình
+ Huyện Đại Từ + Huyện Phú Lương + Huyện Đồng Hỷ - 30 phường - 140 xã - 10 thị trấn
TVCC thuộc thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương. TVCC cần trở thành một trong những bộ phận quan trọng của bất cứ kế hoạch chiến lược dài hạn nào trong lĩnh vực văn hóa, đảm bảo thông tin xóa mù chữ và giáo dục. Hoạt động của TVCC cần được củng cố bằng luật pháp (đạo luật) riêng và được các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương cấp tài chính. Hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên do UBND các cấp thành lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan VHTT cùng cấp, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ VHTT. Tỉnh Thái Nguyên đã thành lập các thư viện công cộng gồm:
- 01 thư viện tỉnh (Thư viện Khoa học Tổng hợp Thái Nguyên) - 02 thư viện thành phố:
+ Thư viện thành phố Thái Nguyên + Thư viện thành phố Sông Công - 6 thư viện huyện:
+ Thư viện huyện Định Hóa + Thư viện huyện Võ Nhai + Thư viện huyện Phú Bình
+Thư viện huyện Đại Từ +Thư viện huyện Phú Lương +Thư viện huyện Đồng Hỷ - 180 điểm bưu điện thư viện xã.
Hiện nay, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, Thái Nguyên có 3 mô hình thư viện cấp huyện sau
- Thư viện thành phố Thái Nguyên trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên;
-Thư viện huyện Đồng Hỷ và Thư viện huyện Phú Bình trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện;
- 6 Thư viện còn lại gồm: thư viện thành phố Sông Công, thư viện huyện Võ Nhai, thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Phú Lương, thư viện huyện Định Hóa, thư viện thị xã Phổ Yên trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện.
Giống như nhiều Thư viện tỉnh khác trong cả nước, Thư viện tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay luôn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống Thư viện công cộng tại địa phương. Hệ thống Thư viện công cộng địa phương luôn luôn coi Thư viện tỉnh là ngôi nhà chung, là Thư viện trung tâm, là chỗ dựa về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần của mình. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động, xây dựng các đề án, chỉ đạo thực hiện các dự án... cho hệ thống Thư viện công cộng ở địa phương Thư viện tỉnh cũng đã và đang đảm nhận. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đối với công tác Thư viện cơ sở, Thư viện tỉnh đã tổ chức 1 phòng chỉ đạo-hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở và luân chuyển sách báo gồm những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có năng lực về công tác phong trào.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, hệ thống TVCC đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng như chúng ta đều biết, từ trước đến nay trong nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa có sự lẫn lộn, chồng lấn giữa hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp. Lĩnh vực hoạt động Thư viện tỉnh Thái Nguyên cũng đang ở trong tình trạng này. Tình trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng phát huy hoạt động của từng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến những mâu
thuẫn, rắc rối không cần thiết đã từng nảy sinh trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao của từng lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với hoạt động TVCC ở tỉnh Thái Nguyên, việc quy định chức năng-nhiệm vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp cần xem xét đến tình hình thực tế, năng lực-khả năng của từng lĩnh vực hiện nay để có sự điều tiết về chức năng- nhiệm vụ nếu chức năng-nhiệm vụ đó không ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của ngành.
Có một thực tế là trong hoạt động Thư viện công cộng ở tỉnh Thái Nguyên, từ trước đến nay ở hầu hết các địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh (Sở VHTT&DL) và cấp huyện (Phòng VHTT) đều rất ít quan tâm đến công tác quản lý Nhà nước. Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác thì có những nguyên nhân mà ai cũng nhận thấy đó là nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác Thư viện, về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thư viện của một số cơ quan làm công tác quản lý Nhà nước chưa đầy đủ, năng lực-con người làm công tác quản lý Nhà nước vừa yếu, vừa thiếu, rất ít hiểu biết về công tác chuyên môn nghiệp vụ Thư viện. Chính vì vậy mà nhiều nhiệm vụ thuộc công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống Thư viện công cộng ở địa phương rất ít được quan tâm hoặc giao hẳn cho Thư viện tỉnh thực hiện như: Chỉ đạo hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng địa phương, hướng dẫn-bồi dưỡng-tập huấn nghiệp vụ cho hệ thống Thư viện công cộng địa phương, xây dựng các phong trào đọc và phát triển Thư viện, phòng đọc sách báo ở cơ sở xã-phường, làng-bản, cơ quan...