Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 84)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như là cơ quan đầu mối đưa ra các quy định pháp lý, đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Do đó, để nâng cao được hiệu quả hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như hướng dẫn từ phía NHNN tỉnh Thái Bình. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau đối với NHNN để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh đang công tác:

Thứ nhất, NHNN tỉnh Thái Bình bổ sung và hoàn thiện quy chế về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Cụ thể: một số loại hình bảo lãnh mới cần được quy định rõ ràng hơn nữa trong Quy chế bảo lãnh như: bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên một số giác độ như: điều kiện về tài chính, năng lực hoạt động của doanh nghiệp được bảo lãnh phát hành trái phiếu, xác định rõ đây là bảo lãnh thanh toán hay là bảo lãnh vay vốn, ... để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho loại hình bảo lãnh này.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước phát huy vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ các ngân hàng về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.

Để thực hiện tốt vai trò trên, NHNN tỉnh Thái Bình cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện tại, nguồn thông tin mà CIC sử dụng để phân tích và cung cấp cho các ngân hàng chủ yếu từ các báo cáo của các ngân hàng thuơng mại và không mang tính cập nhật nhanh chóng, còn khá đơn điệu và chất luợng nguồn thông tin chua hoàn toàn tốt. CIC cần thu thập thông tin cập nhật, chính xác và toàn diện hơn về các đối tuợng trong nền kinh tế.Việc yêu cầu cung cấp thông tin từ các tổ chức tín dụng cần đuợc thực hiện một cách nghiêm túc hơn tránh truờng hợp khi TCTD có phiếu yêu cầu hỏi thông tin thì CIC mới liên hệ với các TCTD để cung cấp thông tin nhu hiện nay. Có nhu vậy thì nguồn thông tin từ CIC mới góp phần vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số luợng và chất luợng đảm bảo chất luợng của hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệ thống ngân hàng.

Thứ tu, NHNN cần ban hành và có chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo môi truờng cạnh tranh lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần ban hành quy chế trao đổi thông tin giữa các TCTD đồng thời xây dựng hệ thống văn bản huớng dẫn phù hợp với thực tế nhờ đó mà nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hiệu quả hoạt động bảo lãnh nói riêng.

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w