Nguyên nhân chính của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 104 - 109)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Môi trường bên ngoài

Một phần các hạn chế trong quản lý thu tại địa phương do các nguyên nhân khách quan đưa đến, các nguyên nhân khách quan này chủ yếu là do thực trạng về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển KT-XH hiện nay của huyện Đồng Xuân mang lại.

Thu ngân sách hàng năm chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế trong nước, trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực hiện nay. Tuy nhiên, những biến động này là khó lường vì thế khi các biến động này xảy ra thì các kế hoạch thu đã được đưa vào dự toán không còn phù hợp mất đi tính sát thực với thực tế làm cho kết quả thực hiện thu của các năm có biến động không đi sát với kế hoạch đã được lập.

Trình độ phát triển kinh tế tại huyện còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp còn chậm; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất công nghiệp chưa có chiều sâu, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẽ làm ảnh hưởng đến thu ngân sách hàng năm trên các mặt: GDP của huyện thấp và khó có thể động viên một mức cao vào ngân sách; thu ngân sách từ các hoạt động SXKD hạn chế trong điều kiện nhu cầu chi cao bắt buộc địa phương phải tập trung khai thác các nguồn thu khác trong đó cơ bản là nội dung thu tiền sử dụng đất làm cho nội dung thu này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu; các nhà đầu tư

không muốn đầu tư vào huyện chậm phát triển nên thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không đáng kể.

- Chế độ, chính sách của nhà nước

Đối với chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cũng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Quy định về thời gian lập dự toán ngân sách chưa dài so với kinh nghiệm một số nước (thời gian lập dự toán của nước ta khoảng 06 tháng, của Thái lan khoảng 10 tháng, của Hàn quốc khoảng 10 tháng) là một nguyên nhân làm cho chất lượng dự toán chưa cao, chưa sát thực tế.

Các chế tài về quản lý các nguồn thu cho ngân sách mà đặc biệt là các chế tài về thuế chưa đủ sức răn đe về việc vi phạm pháp luật nhà nước về thu, nộp ngân sách. Các chế tài mang nặng tính hình thức, chưa đánh mạnh vào lợi ích kinh tế, lợi ích mà các đối tượng thường quan tâm.

Chưa có quy định cụ thể để xóa nợ do đó nợ đọng kéo dài và thêm vào đó tính năng thêm tiền phạt nộp chậm thuế dẫn đến số nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó chi phí cho công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ này ngày càng lớn làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý thu.

Các chính sách phát triển KT-XH của huyện còn nhiều hạn chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được ban hành nhưng quá trình triển khai còn chậm. Chưa hiệu quả trong chính sách thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào huyện, chưa có các dự án đầu tư lớn vào ngành công nghiệp, đầu tư để phát triển thương mại dịch vụ.

Hệ thống thuế đã được cải cách nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa dự báo được những biến động, thay đổi của quá trình phát triển. Chưa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế do còn nhiều lồng ghép với các chính sách xã hội, còn nhiều chế độ miễn thuế, giảm thuế làm giảm tính tập trung của thuế và dễ nảy sinh những tiêu cực trong quản lý.

Vẫn còn có tư tưởng công tác quản lý thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế. Vì vậy sự phối hợp giữa ngành thuế với các ngành liên quan và chính quyền cơ sở còn hạn chế. Các quy trình thu còn rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa tạo ra được cho đối tượng sự tự giác trong việc tự tính, tự nộp thuế. Ý thức chấp hành các luật thuế,

chính sách thuế của một số đối tượng nốp thuế chưa cao, tình trạng chậm trễ nộp thuế diễn ra thường xuyên.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía chính quyền huyện

Sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền huyện chưa tập trung, hiệu quả còn thấp, chưa có sự quan tâm, sát sao chỉ đạo và chưa có sự hỗ trợ giúp đỡ tận tình cho các cơ quan thu NSNN.

Công tác tham mưu cho chính quyền huyện của các cơ quan hữu quan chưa được thực hiện tốt. Các ngành liên quan như thanh tra, tài nguyên môi trường, ban quản lý xây dựng cơ bản… chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý thu ngân sách.

Trong công tác dự báo các nguồn thu còn hạn chế, chưa đánh giá được hết nguồn thu, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh và NSTW do đó lập dự toán không sát với thực tế và thấp hơn nhiều so với số thu được hàng năm. Trong khâu thảo luận ngân sách của khâu lập dự toán, quyết toán thu ngân sách hàng năm, thường thì cứ UBND huyện trình dự toán thu ngân sách lên là được HĐND huyện phê duyệt. Các khoản khoản thu được lập trong dự toán chưa được rà soát cẩn thận, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể để xem xét kế hoạch thu được lập có phù hợp không.

Trong công tác tổ chức thu thuế còn nhiều nguyên nhân gây thất thu từ thuế cho ngân sách hàng năm, cụ thể: cơ quan quản lý thu thuế chưa thống kê hết các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể; các biện pháp chống việc các doanh nghiệp làm giả sổ sách kế toán nhằm trốn thuế chưa hiệu quả; công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, khai khống chứng từ, hồ sơ giả còn yếu; chưa có biện pháp chống việc mua bán hóa đơn.

Phân công nhiệm vụ đôn đốc thu nợ thuế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế, kê khai và kế toán thuế chưa phân phối hợp hiệu quả với bộ phận quản lý nợ. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ chưa được đào tạo bài bản, còn thiếu và yếu về cả số lượng, chất lượng. Các biện pháp xử lý nợ thuế chưa phát huy hiệu quả. Do đó, công tác thu hồi nợ chưa thực sự hiệu

quả, các khoản nợ thuế tăng nhanh và chưa được xử lý triệt để gây khó khăn cho các cơ quản lý đối với các khoản nợ thuế.

Sự chỉ đạo tập trung của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các các cơ quan trong bộ máy công quyền còn hạn chế ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp quản lý thu và gây ra một số khó khăn cụ thể: khó quản lý được quá trình thanh toán, thu nhập của các đối tượng chịu thuế làm cho việc tính toán ra số thuế phải nộp của các đối tượng chịu thuế là chưa chính xác và đầy đủ; phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa đạt hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế chưa được phổ biến rộng rãi để các đối tượng nộp thuế biết hiểu rõ và tự giác tuân thủ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Các cơ quan quản lý thu chưa thực sự coi người nộp thuế như một khách hàng, còn gây phiền hà cho người nộp thuế, gây tâm lý không thiện cảm.

Trong công tác quyết toán thu mới đơn thuần tổng hợp lại các khoản thu, chưa thực hiện tốt các nội dung và ý nghĩa của việc đánh giá quyết toán thu hàng năm. Đánh giá chỉ mới dừng lại ở việc đạt hay không đạt kế hoạch, vượt bao nhiêu so với kế hoạch chưa đánh giá chi tiết lại tổ chức thu trong năm để rút ra các kinh nghiệm cho năm thực hiện tiếp theo.

Công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra quản lý thu NSNN của huyện còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức gây ảnh hưởng tới quản lý thu NSNN.

- Về phía người nộp thuế

Trình độ nhận thức của xã hội, của người dân về nghĩa vụ nộp thuế chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật về thuế còn thấp, đại đa số bộ phận dân cư và các doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất của thuế và vẫn xem đây là một gánh nặng của họ vì thế các đối tượng nộp thuế luôn tìm cách trốn thuế, lậu thuế, chây ỳ trong nộp thuế, chưa phê phán mạnh mẽ, chưa hỗ trợ cho cơ quan Nhà nước quản lý về thuế để xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Các doanh nghiệp, các hộ SXKD không có ý thức khai báo hoạt động của mình hoặc có khai báo nhưng không đúng thực tế, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động SXKD nhưng không làm thủ tục phá sản, giải thể theo luật định.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tập trung phân tích các nội dung khoa học sau đây:

Một là: Phân tíchnhững yếu tố về điều kiện tựnhiên, kinhtế,xãhội,… tácđộng đến quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Hai là: phân tíchthực trạngthu vàquảnlý thu NSNN huyện ĐồngXuân, tỉnh Phú Yên theo các nội dung đã được đề cập trong phần lý luận ở chương 1.

Ba là: đánhgiá kết quả đạt đượcvà hạn chếtrong việc quảnlý thu NSNN trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đặc biệt là luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Đây được xem là nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu NSNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung và trên địa bàn huyện Đồng Xuân nói riêng.

Những nội dung nêu trên là căn cứ thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện ở chương sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)