Hoàn thiện quy trình lập dự toán và quyết toán thu ngân sách; Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách của địa phương nâng cao tính chủ động và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 118 - 121)

cường phân cấp nguồn thu ngân sách của địa phương nâng cao tính chủ động và hiệu quả quản lý nguồn thu ngân sách

3.2.3.1. Về công tác Hoàn thiện quy trình lập dự toán và quyết toán thu ngân sách

Dự toán là cơ sở căn cứ để các cơ quan quản lý thu ngân sách thực hiện nhiệm vụ hàng năm; quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách nhằm đánh giá lại việc hiện thực hóa các kế hoạch đã đưa ra và cũng là cơ sở tham khảo cho việc lập dự toán, thực hiện dự toán của những năm tiếp theo. Với ý nghĩa rất lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách của hai nội dung này, cần có những biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng lập dự toán và quyết toán ngân sách nhằm hạn chế những yếu kém hiện nay đang tồn tại trong từng nội dung của quá trình lập và phê duyệt dự toán và quyết toán thu ngân sách hàng năm, cụ thể:

+ Đối với lập dự toán

Kế hoạch phát triển KT-XH phải được lập trên cơ sở thực tế của nền kinh tế, các chỉ tiêu đưa ra phải mang tính khả thi trong thực hiện hàng năm.

Dự toán thu ngân sách hàng năm được lập, ngoài việc dựa trên tình hình phát triển KT-XH cần phải lấy cơ sở dựa trên số liệu thực hiện của những năm trước nhằm khắc phục tình trạng dự toán thu ngân sách hàng năm đều thấp hơn nhiều so với số thực hiện và thấp hơn so với số thực hiện của năm trước liền kề.

Đặc biệt coi trọng công tác phân tích, dự báo thu ngân sách, xem công tác phân tích, dự báo là một khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình lập dự toán hàng năm. Công tác phân tích, dự báo phải có khoa học và các căn cứ cụ thể đảm báo con số dự báo là tin cậy cho việc làm cơ sở lập dự toán, từ yêu cầu đó UBND huyện cần giao các nhiệm vụ cho các ngành liên quan như: Giao cho Chi Cục Thuế phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thu ngân sách hàng năm trong đó có phân tích những biến động và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc ra quyết định trong khâu lập dự toán các năm sau này.

+ Đối với quyết toán

Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Kho bạc, Thuế, Tài chính và các đơn vị liên quan đối chiếu số liệu nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo khớp đúng để làm cơ sở chuẩn xác cho lập dự toán hàng năm.

Đôn đốc các đơn vị có tài khoản tạm thu, tạm giữ thực hiện xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ nhanh chóng tránh tình trạng dồn vào cuối năm.

Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán

Nâng cao vai trò thẩm định và phê duyệt NSNN hàng năm của HĐND các cấp bằng các biện pháp:

Nâng cao chuyên môn về tài chính ngân sách cho đại biểu HĐND các cấp vì hầu hết các đại biểu của HĐND các cấp còn hạn chế về chuyên môn trong lĩnh vực tài chính công.

Ban kinh tế - xã hội của HĐND huyện cần phải tham gia sâu vào quá trình lập dự toán, lập quyết toán ngân sách mới có thể nắm bắt được các nội dung của dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm được trình lên cho HĐND thẩm định để có các ý kiến chính thức của mình.

Thực hiện nghiêm túc quy định trình dự toán ngân sách hàng năm cho HĐND huyện trước khi trình Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư…

Về dự toán thu NSNN hàng năm cần phải thẩm định kỹ các nội dung thu thấp hơn thực thu của các năm trước để có chất vấn về nguyên nhân giảm thu trong năm.

Về quyết toán thu cần tập trung vào đánh giá công tác thực hiện dự toán do hiện nay công tác đánh giá đang bị xem nhẹ và chỉ đánh giá trên những mặt đạt được, chưa thẳng thắn đánh giá vào hạn chế. Tập trung vào các nội dung thu thuế thấp hơn dự toán giao, yêu cầu giải trình rõ nguyên nhân và hướng thực hiện trong các năm tiếp theo cho từng nội dung cụ thể.

Thực hiện tốt công tác công khai ngân sách

Số liệu về dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm cần được công bố rộng rãi cho người dân và xã hội cùng biết vì đấy là những người đóng góp vào ngân sách và cũng là những người hưởng lợi từ chi tiêu của ngân sách. Thêm vào đó việc công khai cũng góp phần làm cho các cơ quan nhà nước và chính quyên địa phương có trách nhiệm hơn trong công tác điều hành ngân sách trong phạm vi được giao quản lý.

3.2.3.2. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách của địa phương nâng cao tính chủ động và hiệu quả quản lý nguồn thu ngân sách

Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, để đảm bảo cho sự phát triển đất nước nói chung, sự phát triển của mỗi địa phương nói riêng một cách thống nhất và bền vững, việc tăng cường phân cấp quản lý ngân sách nói chung, phân cấp quản lý thu ngân sách nói riêng là đòi hỏi tất yếu.

Tăng cường phân cấp quản lý thu ngân sách là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ và linh hoạt trong quản lý thu ngân sách của các cấp chính quyền, đáp ứng nhu cầu tăng thu một cách vững chắc đảm bảo nhu cầu chi tiêu công của mỗi cấp chính quyền.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, cần phải phân cấp rõ ràng nguồn thu cho đến cấp xã. Sự phân định mang tính chất pháp lý cao như vậy sẽ tạo quyền chủ động trong lập kế hoạch, dự toán thu ngân sách địa phương và khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng, phát triển nguồn

thu, tích cực thu đúng, thu đủ, đấu tranh quyết liệt với nạn trốn thuế, gian lận thương mại...

Tăng cường phân cấp quản lý thu ngân sách làm cho mỗi cấp chính quyền thực sự là một cấp ngân sách đòi hỏi phải chuyển giao quyền quản lý ngân sách nói chung, quản lý thu ngân sách nói riêng một cách đầy đủ. Điều đó sẽ giúp giảm dần phạm vi các khoản thu thuộc diện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách; đồng thời tăng số lượng các khoản thu 100% cho NSĐP. Cụ thể:

Nên phân địa phương ra thành 02 nhóm:

- Nhóm thuộc diện bổ sung cân đối thì phân cấp toàn bộ nguồn thu trên địa bàn và để lại tỷ lệ % nhất định cho NSĐP. Chẳng hạn, nguồn thu từ thuế tài nguyên trong khai thác đá phát sinh trên địa bàn huyện nên để lại một khoản % nhất định cho huyện để khuyến khích ngành thuế thu đủ, thu đúng, vừa tăng nguồn thu. Nhóm thuộc diện tự cân đối ngân sách thì các khoản thu phải phân chia theo một tỷ lệ % nhất định cho mỗi cấp và do HĐNN tỉnh quyết định.

- Để đáp ứng nhu cầu chi của địa phương cần trao cho cấp huyện và cấp xã quyền tự chủ, quyết định và quản lý nguồn thu. Trong tình trạng hiện nay việc trao quyền tự chủ, quyền kiểm soát nguồn thu có thể được tăng cường bằng cách tiếp tục thực hiện phân quyền cho HĐND các cấp quy định một số mức thu phí và lệ phí theo đặc điểm của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)