Giai đoạn 2011 - 2015, KTXH huyện Đồng Xuân phát triển tương đối ổn định. Giá trị sản xuất của nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 1.526,65 tỷ, so với năm 2011 tăng 1,6 lần. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,4 triệu đồng/người/năm tăng 8,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về phát triển KTXH huyện Đồng Xuân giai đoạn từ năm 2011 – 2015
Tốc độ
Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm phát triển
2011 2012 2013 2014 2015 bình quân
(%) 1. Tổng giá trị sản xuất
trên địa bàn huyện (theo Tỷ đồng 986,1 1.091,6 1.250,8 1.425,9 1.526,6 giá cố định 2010)
- Công nghiệp - TTCN-
Tỷ đồng 412,5 506,5 622,0 770,2 832,6 XDCB
- Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 491,7 489,3 514,0 525,3 536,5
- Dịch vụ Tỷ đồng 81,8 95,8 114,8 130,4 157,4
2. Cơ cấu tổng giá trị sản
% 100 100 100 100 100
xuất
- Công nghiệp -TTCN-
% 41,83 46,40 49,73 54,01 54,54
xây dựng
- Nông, lâm nghiệp,
% 49,87 44,82 41,09 36,84 35,14 thuỷ sản - Dịch vụ % 8,30 8,78 9,18 9,15 10,31 3. GDP bình quân đầu Tr.đ 16,8 18,5 21,07 23,9 25,4 người/năm 4. Tốc độ phát triển % - 110,7 114,5 114,0 107,1 111,6 liên hoàn - Công nghiệp -TTCN- % 110,9 107,2 108,6 100,9 106,9 xây dựng
- Dịch vụ % 105,8 104,6 99,7 112,7 105,7 5. Tốc độ phát triển % 100 110,7 126,9 144,6 154,8 định gốc - Công nghiệp -TTCN- % 100 122,8 150,8 186,7 201,9 xây dựng
- Nông, lâm nghiệp,
% 100 99,5 104,5 106,8 109,1
thuỷ sản
- Dịch vụ % 100 117,0 140,2 159,3 192,3
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân từ năm 2011 -2015)
Qua bảng trên nhận thấy:
+ Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2015 đạt 832,68 tỷ đồng tăng 2,02 lần so với năm 2011.
+ Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 536,52 tỷ đồng tăng 1,09 lần so với năm 2011.
+ Ngành dịch vụ năm 2015 đạt 157,45 tỷ đồng tăng 1,92 lần so với năm 2011. Trong những năm qua tốc độ phát triển các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng phát triển nhanh và bền vững đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năm 2015 đạt 54,54% so với cơ cấu nền kinh tế, tăng 12,7% so với năm 2011. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần năm 2015 còn 35,14% so với cơ cấu nền kinh tế giảm 14,73% so với năm 2011. Đây là sự chuyển dịch đúng hướng để đưa địa phương phát triển. Tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ còn khá khiêm tốn, năm 2015 chỉ chiếm 10,31% so với cơ cấu nền kinh tế.
- Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong giai đoạn 2011 - 2015 tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định; Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm bình quân 5 năm là 12.427 ha, với các loại cây trồng chủ lực như mía, sắn, lúa…, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa, thâm canh, đa canh. Ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Việc áp
công nghiệp chế biến như: diện tích sắn năm 2015 là 4.345 ha, sản lượng đạt 77.428 tấn, so với năm 2011 tăng 1,3 lần về diện tích và tăng 1,43 lần về sản lượng. Diện tích mía năm 2015 là 5.478 ha, sản lượng đạt 383.460 tấn, so với năm 2011 tăng 1,53 lần về diện tích và tăng 1,52 về sản lượng. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 23.500 tấn, đáp ứng đủ lương thực tại chỗ. Nhìn chung diện tích sản xuất nông nghiệp trong những năm qua khá ổn định, vấn đề dịch chuyển cơ cấu cây trồng có sự chuyển biến mạnh, bên cạnh đó việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì thế năng suất các loại cây trồng tăng lên đáng kể. Ngoài ra trong những năm qua tình hình kinh tế rừng cũng được quan tâm chú trọng, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện đến năm 2015 là 9.740 ha rừng tập trung và 10 triệu cây phân tán, nâng độ che phủ rừng đạt 41% (chỉ tiêu 40%). Trong khi đó ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, đến năm 2015 đã có 12 trang trại có quy mô từ 800-1500 con lợn/ trang trại. Tổng đàn gia súc là 34.696 con, sản lượng thịt đạt 2297 tấn.
Nhìn chung tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hàng năm, chỉ có năm 2012 do điều kiện thời tiết bất lợi nên giảm 0,49% so với năm 2011. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nền kinh tế giảm dần từ 49,87% năm 2011 xuống còn 35,14% năm 2015.
- Đối với khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Năm 2015, tổng số doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể là 783 cơ sở, trong đó hộ kinh doanh cá thể là 721, khối doanh nghiệp 62 so với năm 2011 thì hộ kinh doanh cá thể tăng 76 hộ, khối doanh nghiệp tăng 25 doanh nghiệp. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2015 đạt 832,68 tỷ đồng tăng
101,86% so với năm 2011, tốc độ phát triển bình quân đạt 6,92%. Năm 2015 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế chiếm 54,54%, Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm của cải vật chất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu NSĐP. Là một huyện miền núi, xuất phát
điểm thấp, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chưa phát triển mạnh. Trong sản xuất công nghiệp, ngành chế biến là chủ yếu, tập trung vào chế biến đường, tinh bột sắn và các sản phẩm từ gỗ. Đối với tiểu thủ công nghiệp chỉ mới tập trung vào việc chế tạo các công cụ sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và từng bước khôi phục và hình thành mới các làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Đối với khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tạo sự chuyển biến và chuyển dịch cơ cấu cao trong nền kinh tế. Tổng giá trị sản xuất cố định năm 2015 đạt 157,45 tỷ đồng so với năm 2011 tăng 92,29%, bình quân tăng trưởng 17,8%; tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế tăng 2,01% so với năm 2011. Biểu hiện sức mua sắm tăng dần qua các năm, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng, vận chuyển hành khách tăng. Cơ cấu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có nhiều thay đổi giữa khu vực quốc doanh, tư nhân và cá thể.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển với nhiều loại hình đa dạng, đang từng bước hình thành các khu vực buôn bán tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng, cơ sở và hệ thống chợ được quy hoạch cải tạo và xây mới.
Với những đặc điểm về KTXH như trên là tiền đề vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Xuân.