Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 48 - 50)

2.1.1.1. Về vị trí địa lý

Huyện Đồng Xuân là một trong 3 huyện miền núi, nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 50km, kéo dài từ 13014' đến 13036' vĩ độ Bắc, từ 1080 43' đến 109012' kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định; + Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai;

+ Phía Đông giáp thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) + Phía Nam giáp huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên)

Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn gồm: Xuân Phước, Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Lãnh, Đa Lộc, Xuân Long, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam và thị trấn La Hai. Trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục và dịch vụ thương mại của huyện đặt tại thị trấn La Hai.

Tổng diện tích tự nhiên: 103.330,97 ha.

Có tuyến đường đường sắt Bắc - Nam chạy qua và các tuyến đường bộ như Quốc lộ 19C, ĐT 641, ĐT 644, ĐT 646 và ĐT 647 tạo thành hệ thống giao thông khép kín rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các khu vực trong cả nước

Với đặc điểm vị trí như vậy, Đồng Xuân có vai trò là hậu phương căn cứ địa, khu vực phòng thủ phía Tây vững chắc cho các huyện, thành phố ven biển. Đây cũng là địa bàn chiến lược quan trọng, là hậu cứ hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, đây cũng là nơi cung cấp nguồn lao

động cho tỉnh nói chung, khu kinh tế Nam Phú Yên và khu vực Tây nguyên giúp cho sự phát triển tổng thể KTXH để đưa Đồng Xuân vươn lên phát triển.

2.1.1.2. Về địa hình, địa mạo và khí hậu

- Địa hình, địa mạo:

Huyện Đồng Xuân nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn, bao gồm nhiều đồi núi xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, núi non, sông suối bị chia cắt mạnh, địa hình hết sức phức tạp, được chia làm 3 dạng chính:

Dạng địa hình núi cao: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện phân bố phía Tây, Tây nam và Đông bắc thuộc các xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Đa Lộc, Xuân Lãnh. Có một số đỉnh núi rất cao như: La hiên (1.318m), Chư Trai (1.238m), Rung Gia (1.108m), chiếm diện tích khá lớn, là rừng đầu nguồn cung cấp nước cho Sông Kỳ Lộ và sông Trà Bương.

Dạng địa hình đồi núi thấp: là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống thung lũng, đồng bằng độ cao trung bình từ 300 đến 1.000m, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ gồm có các núi như: Thạch Long Cương (720m), núi Đạc (806m)… là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện Đồng Xuân (ví dụ: mía, sắn, ngô và cây công nghiệp …).

Dạng địa hình đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp: Tập trung chủ yếu ở Xuân Phước, thị trấn La Hai, Xuân Quang 3, … dạng địa hình này được hình thành qua quá trình bồi lắng, tích tụ từ các sông, suối lớn như: sông Kỳ Lộ, sông Trà Bương, sông Cô…

- Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu huyện Đồng Xuân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Tháng 7, 8 là tháng khô nhất vì có gió Nam hay còn gọi là gió Lào khô, nóng. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình trong một ngày 6-8 giờ. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc. Hằng năm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng

11, chiếm 60% lượng mưa hàng năm, độ ẩm trung bình từ 80- 85%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 - 2.000mm.

Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C, thấp nhất là 200C, trung bình là 270C. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực trũng thấp gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)