sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu ngân sách; bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu
3.2.1.1. Thực hiện giải pháp cơ bản và lâu dài là đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu ngân sách
+ Đối với nông lâm nghiệp:
Tập trung triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để tổ chức sản xuất phù hợp, đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.
Thực hiện liên kết nông – công nghiệp chế biến ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản. Có giải pháp phù hợp thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, phát triển các cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, các hình thức trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp.
Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng kinh tế có năng suất, hiệu quả cao gắn với công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.
+ Đối với Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng lĩnh vực chế biến. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư nâng công suất, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Tiếp tục tăng cường mở rộng công tác khuyến công để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình thành nhiều làng nghề ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ.
+ Đối với thương mại – dịch vụ - du lịch:
Đẩy mạnh hoạt động thương mại với bên ngoài gắn với việc khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ ở các xã, thị trấn đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản của người dân địa phương, gia tăng sức mua thị trường nội vùng. Mở rộng các loại hình dịch vụ và du lịch để khai thác tối đa thế mạnh của địa phương. Trong đó chú trọng loại hình dịch vụ du lịch sinh thái và du lịch tâm linh để thu hút du khách.
Tận thu các nguồn khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Từ đó sẽ góp phần tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách địa phương trước mắt và lâu dài.
3.2.1.2. Thực hiện các giải pháp bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu
Bên cạnh khai thác nguồn thu còn phải có chính sách bồi dưỡng và phát triển nguồn thu, không ngừng phát triển nguồn thu trên địa bàn đáp ứng nhu cầu về ngân sách. Nếu GDP/người không được nâng lên thì tỷ lệ động viên vào ngân sách dù thấp vẫn quá sức đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sẽ không bảo đảm được việc khoan thư sức dân, không đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng, để tạo ra GDP lớn hơn và tăng thu trong chu kỳ sau. Để nguồn thu được bồi dưỡng tốt thì thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế là yếu tố quyết định. Muốn vậy, trong quá trình SXKD, các doanh nhiệp, các hộ SXKD cần phải có đầy đủ điều kiện để phát triển và Nhà nước cần phải:
+ Nhà nước, chính quyền địa phương phải tạo được môi trường, có chính sách bảo vệ sự phát triển đối với các thành phần kinh tế; có những ưu đãi mới cho các cá nhân, đơn vị mới tham gia có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đối với các nguồn đầu tư từ ngoài địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho phát triển.
+ Có một mức động viên vừa phải hợp lý đảm bảo giải quyết hài hòa giữa thu NSNN, tiêu dùng và tiết kiệm để đầu tư trong nền kinh tế đảm bảo có tiết kiệm cho
đầu tư thêm trong phát triển SXKD.
Trong công tác bồi dưỡng nguồn thu phải cân nhắc đến tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách. Với thực trạng hiện này, cần có định hướng tăng tỷ trọng thu nội
địa trong thu ngân sách trên địa bàn huyện, trong thu nội địa cần tăng tỷ lệ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, dần dần giảm tỷ lệ thu từ tiền sử dụng đất. Bồi dưỡng nguồn thu ngân sách của địa phương cần tập trung bồi dưỡng các nguồn thu có được từ phát triển sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của địa phương có tiềm năng đóng góp cao vào ngân sách. Từ đó đối với mỗi nguồn thu cụ thể cần tập trung vào các nội dung:
Đối với thu từ thuế TNCN, CTN - NQD, xác định đây là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách và có tính bền vững cao nhất vì đây là những khoản thu trích trực tiếp từ hoạt động của nền kinh tế cho nhà nước. Do đó, cần có chính sách phát triển các thành phần kinh tế tư nhân và hướng vào SXKD và chế biến sản phẩm từ nông nghiệp là các lợi thế của huyện, vừa nâng cao được giá trị kinh tế sản phẩm, vừa đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.
Đối với thu từ đất đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản, cần xem đây là khoản thu quan trọng mang tính chất tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, thu tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên khoản thu này không ổn định vì tính có hạn của nguồn thu vì tình thế trong quản lý thu các khoản thu này phải nâng cao hiệu quả thu, tiết kiệm thu lên hàng đầu và dần dần phát triển các nguồn thu khác từ hoạt động SXKD trong nền kinh tế để thay đổi dần nguồn thu này.
Việc xây dựng một cơ cấu thu ngân sách bền vững và nguồn thu dồi dào luôn là mục tiêu của các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Hiện nay, với thực trạng của huyện Đồng Xuân thì chính sách thu phải triệt để các nguồn thu có thể thu cho ngân sách. Tuy nhiên trong quản lý thu cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng cơ cấu thu ngân sách hợp lý.