Rủi ro chính sách Sự thay đổi của chính sách doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 32 - 37)

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

5 Rủi ro chính sách Sự thay đổi của chính sách doanh nghiệp

sách doanh nghiệp

Phân tích các thông tin: -Môi trường chính sách tại địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

-Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp

(Nguồn: Cosin D.H Pirotte, 2011, advanced credit risk analysis page 30-35)

1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản và áp dụng nhiều phương thức và mô hình quản trị rủi ro hiện đại:

*Đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD x LGD x EAD

(Nguồn: Theo Basel II)

EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến

PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là bao nhiêu

LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ

xếp Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa Chất lượng

cao

0,02%

hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ

Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyếtđịnh cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.

Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm:

Tính toán, đo lường rủi ro tín dụng EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến)

*Mô hình điểm số Z

Mô hình này do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (Trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

*Mô hình xếp hạng của Moody’s

Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệpđược xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.

Aa Chất lượng cao 0,04% A Chất lượng khá 0,08% Baa Chất lượng vừa 08% Ba Nhiêu yếu tố đầu 18% B Đầu cơ 83%

Nguồn: Theo Báo cáo của Moody s

*Đo lường rủi ro danh mục

Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Risk (Var), mô hình Return at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).

*Mô hình Var

Var của một danh mực tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục

theo 2 tiêu chuẩn: Giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.

Việc xác định Var được tiến hành các bước sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 32 - 37)