Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 42 - 45)

- Lựa chọn độ tin cậy cho trước

1.3. Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mạ

dụng trên cơ sơ phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh nợ xấu có thể dẫn đến sự thu hẹp về quy mô tín dụng, từ đó trực tiếp hạn chế khả năng sinh lời, bởi vậy, ngân hàng cần xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ như thế nào phải được phản ánh rõ ràng trong chiến lược quản trị rủi ro và chiến lược này cần phải được ban điều hành xem xét hàng năm, phải thể hiện được xu hướng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng.

Việc giới hạn và chấp nhận một mức độ rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải được sự phê duyệt của HĐQT, đồng thời phải thường xuyên được xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng phải quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử dụng, phương thức đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trong điều kiện thị trường có biến động xấu xảy ra ngoài dự tính. Ngoài ra cũng phải cân nhắc những tổn thất trong quá trình xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói chung, cũng như trong việc quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng.

Trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thì nổi bật hơn cả là nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng cần hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị mình. Mục tiêu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Trong chính sách này, cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rủi ro, quy định việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ

thống.

Đồng thời các ngân hàng cũng cần thiết phải tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2.1. Nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân

hàng

Trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng, thì cơ chế, chính sách và mô hình tổ chức là yếu tố tiên quyết, quyết định hiệu quả công tác quản trị

RRTD. Chính sách cho vay phải có tiêu chuẩn rõ ràng, cơ chế cấp tín dụng phải nhất quán, phân tán rủi ro, mô hình tổ chức phải đồng bộ nhất quán và khâu kiểm soát phải chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị RRTD mới có hiệu quả.

Đối với chính sách kiểm tra kiểm soát, Ngân hàng cần thiết phải đưa ra một cách chặt chẽ trong, trước và sau khi cho vay.Quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định được đưa ra thận trọng, tránh rủi ro tập trung quyền lực. Bên cạnh đó, ngân hàng phải có hệ thống báo cáo, thông báo kịp thời, chính xác, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để có thể quản trị RRTD một cách tốt nhất.

Các ngân hàng cũng cần phải có một cơ chế tổ chức hợp lý và chặt chẽ để giải quyết các rủi ro tăng lên. Việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị

những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

1.3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Trong mọi tổ chức, xã hội, con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Vì vậy, công tác quản trị RRTD rất cần thiết phải đặt nhân tố con người lên hàng đầu. Việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và minh bạch, cán bộ được tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức. Công tác quy hoạch, phê bình và tự phê bình phải được coi trọng để không ngừng lành mạnh hóa tư tưởng, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp.

1.3.2.3. Mức độ áp dụng công nghệ

Một yêu cầu tất yếu đối với các NHTM ngày nay là phải trang bị hệ thống thông tin hiện đại để có thể quản lý được cơ sở dữ liệu của ngân hàng (đây là yếu tố tối quan trọng của ngân hàng), cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng qua online trực tuyến mà không phải đến ngân hàng... Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng càng trở nên quan trọng.Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản lý, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ và quan trọng hơn là cho phép ngân hàng có thể quản trị rủi ro tốt hơn bởi các công cụ hỗ trợ.

Tóm lại, các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, tác động đến công tác quản trị RRTD của NHTM.Tác động đó có thể là tác động tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực, kết quả phụ thuộc vào chất lượng của từng nhóm nhân tố của mỗi ngân hàng, ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 42 - 45)