- Thu nhập từ lãi
39, 2 46,7 Tc Hoạt động hiệu quá thắp, tài chinh không đám báo, trinh độ quán lý kém Riii ro cao
7
31,6-39,1 CC- Bi thua Io và It có khá nàng hôi phục, tinh hình tài chinh kém, khá năng trà nợ không đám bào. Riii ro rãt cao. Có nhiêu khá
nàng khủng thu hoi đuợc nợ vay..Tập trung thu hoi nợ, ke cá xù lý sóm tài sán đám báo. Xem xét dua ra toà kinh te.
<31,6 C
Thua Io nhiều năm. tái chinh khỏng lánh mạnh, quán lý yểu kém. Đặc biệt rat nii ro. Có nhiêu khá năng không thu hoi duọc
(Nguồn: Phòng KHDN & Cá nhân Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn)
Hiện nay, tại Chi nhánh thực hiện việc xếp hạng rủi ro tín dụng theo quy trình được quy định trong sổ tay tín dụng của Vietinbank và áp dụng chung cho hệ thống, cụ thể như sau:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ xếp hạng tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Mặc dù tại Vietinbank, quy trình xếp hạng rủi ro tín dụng khá bài bản, tuy nhiên, việc xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn mang tính cảm quan và còn qua loa, nguyên nhân do ý thức của nhân viên cũng như năng lực nhân viên còn nhiều hạn chế, đặc điểm Chi nhánh lại ở gần cửa khẩu nên đa số là doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều, hoạt động liên quan đến tỷ giá, LC, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các con số có thể không chính xác do khách hàng cố tình tạo hồ sơ đẹp để tăng khả năng tiếp cận vốn, hơn nữa báo cáo tài chính của đa số các doanh nghiệp này không có kiểm toán nên cũng có khó khăn cho nhân viên trong khâu thẩm định.
2.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ phát sinh rủi ro, Chi nhánh thực hiện các biện pháp để giảm thiểu, khắc phục như sau:
- Quản lý giám sát khoản vay: Thực hiện việc giám sát khoản vay và thu thập các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh và các thông tin có liên quan khác để giám sát khoản vay một cách chặt
chẽ, xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Rà soát và xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng về mặt pháp lý, tiến hành định lại giá trị tài sản bảo đảm theo giá thị trường của tài sản, yêu cầu bổ sung thêm tài sản; hoàn thiện hồ sơ pháp lý của khoản vay.
- Đối với các khách hàng được Chi nhánh đánh giá là khó khăn tạm thời, cần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng thực hiện biện pháp thu hồi nợ cũ, cho vay mới để duy trì hoạt động theo nguyên tắc cho Trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, số lượng khách hàng có dấu hiệu rủi ro tín dụng và giá trị tín dụng gặp rủi ro như sau:
Số lượng khách hàng có dấu hiệu rủi
ro tín dụng (khách hàng) 98 104 82
Giá trị các khoản tín dụng có nguy
(Nguồn: Vietinbank Chi nhánh Lạng Sơn)
Theo kết quả giám sát, năm 2013 có 98 khách hàng của Chi nhánh có nguy cơ mất khả năng thanh toán, xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ rủi ro tín dụng, theo đó số tín dụng tương ứng có khả năng gặp RRTD là 9,03 tỷ. Đặc biệt năm 2014, số khách hàng tăng lên 124 khách hàng tương ứng 14,68 tỷ.Nguyên nhân là từ giữa năm 2013, khi thông tư 02 có hiệu lực làm cho mức nợ xấu đồng loạt của các ngân hàng năm 2014 tăng lên. Năm 2015, tình hình khả quan hơn khi số lượng khách hàng xếp vào đối tượng có nguy cơ xảy ra RRTD còn 82 khách hàng, tương ứng với giá trị tín dụng có tiềm năng gặp rủi ro là 12,12 tỷ đồng.
Theo thực trạng cho thấy nhiều trường hợp, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không tốt, có nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng là do quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có một số khách hàng thông báo không trung thực về kết quả hoạt động kinh doanh, hoặc làm giả giấy tờ pháp lý để có thể vay vốn cho dự án đầu tư... Tiêu biểu như Công ty BĐS Nguyễn Ninh đã làm giả giấy cấp phép xây dựng để xin vay vốn đầu tư xây dựng khu trang trại tại huyện Chi Lăng, giữa tiến độ bị ngừng thi công do có sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong tình trạng khách hàng không trung thực, trong khi đó áp lực công việc của các cán bộ tín dụng rất lớn về doanh số cho
vay, đồng thời phải trả lời về việc cấp tín dụng cho khách hàng đúng quy định, nên xảy ra tình trạng không thu thập đủ thông tin và phân tích, xếp hạng khách hàng còn sơ sài, dẫn đến tình trạng xảy ra RRTD tại Chi nhánh.
Tùy theo mức độ và nguyên nhân phát sinh rủi ro của từng khoản cấp tín dụng, Chi nhánh sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như: Khách hàng tự trả nợ, khuyến khích khách hàng trả nợ, phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.
2.2.4. Công tác ứng phó và tài trợ RRTD
*Công tác ứng phó RRTD
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ hàng quý và hàng năm, Chi nhánh tính toán và trích lập dự phòng để ứng phó khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trường hợp số dự phòng phải trích theo kết quả phân loại nợ kỳ hiện hành lớn hơn số dư quỹ dự phòng cuối kỳ trước thì phải trích thêm phần quỹ dự phòng rủi ro còn thiếu, trường hợp số dự phòng phải trích theo kết quả phân loại nợ kỳ hiện hành nhỏ hơn số dư quỹ dự phòng cuối kỳ trước thì thực hiện thoái trích quỹ dự phòng quỹ dự phòng rủi ro thừa. Quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và Dự phòng rủi ro cụ thể: