Phân loạichi phí phục vụ hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 24H - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 37)

quảng cáo

1.4.1.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ kết quả kinh doanh

Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong cùng một kỳ kế toán. Các chi phí này được ghi nhận với 2 chỉ tiêu: "Chi phí bán hàng" và "Chi phí quản lý doanh nghiệp" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế toán tài chính.

Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ. Đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, chi phí sản phẩm là chi phí thuê máy chủ, chi phí thiết kế, chi phí viết bài, chi phí xây dựng các ứng dụng tương tác...

Sự khác biệt là kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo như các website về báo, tin tức, doanh thu của công ty là doanh thu từ bán quảng cáo bằng banner và bài PR trên website. Sản phẩm của công ty gồm 2 loại: Thứ nhất, tạo ra các sản phẩm duy trì website như đăng tải các bài báo, tin tức, thiết kế giao diện website; các sản phẩm này được tiêu thụ liên tục để thu hút các lượng đọc giả vào website. Thứ hai, là sản phẩm quảng cáo banner, bài PR do các công ty đặt hàng mua vị trí trên website để quảng cáo. Trong trường hợp này, các sản phẩm đã được tiêu thụ có thể tạo ra doanh thu hoặc không thì chi phí sản phẩm là tất cả chi phí tạo nên các sản phẩm và được ghi vào chỉ tiêu "Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí sản xuất luôn chỉ tham gia xác định kết quả kinh doanh ở kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ.

Vì vậy, chi phí sản phẩm thường gắn liền với những rủi ro tiềm tàng tự sự biến động của thị trường. Ngược lại với chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ phát sinh trong kỳ nào thì được ghi nhận ngay trong kỳ đó vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trực tiếp làm giảm lợi nhuận trong kỳ.

1.4.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Chi phí biến đổi (CPBĐ) các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động. Thường các CPBĐ là các chi phí trực tiếp như: Chi phí lương

22

sản phẩm; chi phí sản xuất vật phẩm thương hiệu; chi phí marketing... Việc xác định chi phí biến đổi rất quan trong đối với mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí cố định là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị. Các chi phí cố định tại doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo là chi phí máy chủ, chi phí thuê văn phòng; chi phí đường truyền ADSL.

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của CPCĐ và CPBĐ (như chi phí điện thoại, Fax,...).

Việc phân loại chi phí thành CPBĐ, CPCĐ và CPHH tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. KTTC không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết cho KTQT, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán...

1.4.1.3 Phân loại chi phí sử dụng cho mục đích kiểm tra và ra quyết định

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, các khoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến quá trình duy trì website, sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng và có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng thì được gọi là chi phí trực tiếp. Ngược lại, các khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung , liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân bổ được gọi là chi phí gián tiếp.

23

Cách phân loại chi phí này giúp ích cho việc xây dựng các phương pháp hạch toán và phân bổ thích hợp cho từng loại chi phí

Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

Một khoản chi phí được xem là chi phí có thể kiểm soát được hoặc là chi phí không kiểm soát ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến khoản chi phí đó hay là không. Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp quản lý nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm soát được, nếu ngược lại thì là chi phí không kiểm soát được.

Chẳng hạn, Tổng biên tập của báo có trách nhiệm trong việc tuyển dụng cũng như quyết định cách thức trả lương cho phóng viên, do vậy, chi phí tiền lương trả cho bộ phận nhân viên này là chi phí kiểm soát được đối với bộ phận đó. Tương tự như vậy là các khoản chi phí tiếp khách, chi phí công tác... Tuy nhiên, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, một khoản chi phí cũng phát sinh ở bộ phận nội dung, thì lại là chi phí không kiểm soát được đối với người quản lý bởi vì quyền quyết định cách thức tính khấu hao của nó thuộc về bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Chi phí không kiểm soát được ở một bộ phận nào đó thường thuộc hai dạng: các khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận hoặc là các khoản chi phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn. Cũng cần chú ý thêm rằng việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chi phí đối với một cấp quản lý có tính tương đối và có thể có sự thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ phân cấp trong quản lý.

Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chi phí và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Chi phí lặn

Khái niệm chi phí lặn chỉ nảy sinh khi ta xem xét các chi phí gắn liền với các phương án hành động liên quan đến tình huống cần ra quyết định lựa chọn. Chi phí lặn được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ở tất cả mọi

Chỉ tiêu Số tiền

1. Doanh thu tiêu thụ 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp (1-2)

24

phương án với giá trị như nhau. Hiểu một cách khác, chi phí lặn được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào. Chính vì vậy, chi phí lặn là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, việc nhận diện được chi phí cũng như sự nhận thức rằng chi phí lặn cần được loại bỏ trong tiến trình ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Chi phí chênh lệch

Tương tự như chi phí lặn, chi phí chênh lệch cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với các phương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Chi phí chênh lệch được hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án so với một phương án khác. Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau. Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này thay cho phương án khác. Chẳng hạn, với quyết định cho quảng cáo google adsense thay vì cho quảng cáo cho khách hàng bên ngoài thì thu nhập có được từ việc quảng cáo cho khách hàng bên ngoài trở thành chi phí cơ hội của phương án quảng cáo google adsense.

Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý. Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có thể có liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu. Có như vậy, phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ.

25

1.4.1.4 Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí: đây là báo cáo kết quả kinh doanh của kế toán tài chính. Chi phí đuợc thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhu chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chính từ đặc điểm này, chi phí trên BCKQKD chỉ thể hiện một cách chung nhất những chi phí tuơng xứng theo từng chức năng hoạt động doanh nghiệp để đạt đuợc một nguồn thu nhập, lợi nhuận. Việc thể hiện chi phí nhu vậy sẽ cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu kiểm tra hoạt động doanh nghiệp theo chức năng từ các đối tác bên ngoài doanh nghiệp nhu cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tu hiện tại... Do đó, hình thức này phù hợp với việc cung cấp thông tin công khai, phù hợp với thông tin kế toán tài chính.

4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Lợi nhuận thuần (3-4)

Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu tiêu thụ 2. Biến phí

3. Lợi nhuận góp (1-2) 4. Tổng định phí

5. Lợi nhuận thuần (3-4)

(Nguôn: Giáo trình kế toán quản trị [9;tr.75])

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp: Đây là báo cáo kết quả kinh doanh của kế toán quản trị. Theo hình thức này, chi phí phân loại theo mối liên hệ với mức độ hoạt động. Chi phí đuợc phân thành 2 loại: biến phí và định phí. Các chi phí này không phân biệt trong sản xuất hay ngoài sản xuất hay nói cách khác đây là biến phí và định phí kinh doanh, là cơ sở để áp dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản luợng - Lợi nhuận. Từ đó, tại điều kiện tốt hơn trong hoạch định phối hợp các mức độ chi phí, khối luợng, doanh thu để đạt đuợc lợi nhuận mong muốn tốt nhất. Mặt khác, do sự biến động phức tạp của các yếu tố đầu vào và

26

đầu ra cả về giá cả và số lượng hàng hóa trong cơ chế thị trường thị việc phân loại chi phí theo mức độ hoạt động sẽ giúp cho việc ra quyết định và điều chỉnh nhanh chóng cơ cấu chi phí gồm biến phí và định phí thích hợp trong các điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn.

(Nguôn: Giáo trình kê toán quản trị)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 24H - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w