Từ ví dụ minh họa trên và từ việc nghiên cứu các báo cáo thẩm định những dự án đầu tư khác của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2003-2010 cho thấy công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư tại Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện qua bảy nội dung sau:
- Thứ nhất, mặc dù chưa ban hành chính thức quy trình thẩm định dự án trong hoạt động đầu tư trong đó có bao gồm thẩm định tài chính dự án song về cơ bản công tác thẩm định tài chính dự án đã được tổ chức khá phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhất định cho công tác đầu tư dự án của ngân hàng. Công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án với 6 bước cơ bản, phù hợp với nguyên tắc thẩm định nói chung đã góp phần lựa chọn ra được các dự án đầu tư có hiệu quả về mặt tài chính, có tính khả thi nhằm đảm bảo tính an toàn vốn và sinh lời của của vốn chủ sở hữu ngân hàng.
- Thứ hai, hoạt động đầu tư đã được tổ chức quản lý tập trung một cách hợp lý. Khối Đầu tư là cơ quan chuyên môn đảm nhiệm việc tìm kiếm cơ hội đầu tư và thẩm định để đề xuất lên Ban lãnh đạo và Thường trực Hội đồng quản trị. Việc quản lý tập trung hoạt động đầu tư như vậy đã góp phần chuyên môn hóa hoạt động đầu tư, tách bạch giữa đầu tư và tín dụng, cũng như góp phần làm cho quá trình thẩm định được tổ chức một cách nhanh chóng hơn, không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư của ngân hàng.
72
- Thứ ba, trong thời gian qua, Ngân hàng đã tiến hành thẩm định ngày càng nhiều các dự án đầu tư, và đã tham gia góp vốn đầu tư không ít các dự án. Trong đó có nhiều dự án đã hoàn tất giai đoạn đầu tư và đi vào hoạt động hiệu quả như dự án thành lập công ty chứng khoán là đơn vị thành viên của Ngân hàng (Công ty CP CK Thăng Long); dự án tòa nhà Tân Sơn Nhất Building...
- Thứ tư, nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng đã ngày càng phản ánh đầy đủ hơn các khía cạnh tài chính của dự án. Cụ thể như trong ví dụ Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng thủy điện Hủa Na, chuyên viên của Ngân hàng đã tiến hành xem xét dự án đầu tư ở các nội dung về tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn tài trợ, dòng tiền dự án (được thể hiện ở bảng số liệu), tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án, khả năng cân đối trả nợ và phân tích rủi ro qua phân tích độ nhạy của dự án đầu tư. Đây là các nội dung cơ bản khi tiến hành thẩm định tài chính dự án, và các nội dung này đã được thể hiện trên các báo cáo thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đây cũng chính là những khía cạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên quốc tế được các nhà thẩm định sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư.
- Thứ năm, trong công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã sử dụng khá hợp lý các chỉ tiêu tài chính dự án để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, như chỉ tiêu NPV, IRR, PP (thời gian hoàn vốn dự án), DCRS... Đặc biệt, ngân hàng chú trọng hơn đến các chỉ tiêu phản ánh dưới góc độ là chủ đầu tư, điều này là hoàn toàn phù hợp khi ngân hàng đang đóng vai trò là người đi đầu tư thay vì người cho vay.
- Thứ sáu, nội dung thẩm định ngày càng có tính cập nhật cao hơn. Tính cập nhật của nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chất lượng thông tin. Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, các chuyên viên đầu tư thường xuyên thu thập, cập nhật các thông tin về ngành, lĩnh vực của dự án mời đầu tư, thông tin về chủ đầu tư, và những thông tin liên quan đến sản phẩm đầu ra, nguyên nhiên vật liệu đầu vào của dự án... Tại Khối Đầu tư có Phòng Tư vấn Phân
73
tích làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về ngành, lĩnh vực có các dự án đầu tư mà Ngân hàng đang tham gia hoặc có định hướng tham gia. Nguồn thông tin mà các chuyên viên thu thập rất phong phú, rộng rãi, như từ các báo cáo chuyên ngành của các tổ chức chuyên nghiệp, báo cáo của Khối Đầu tư, thông tin cung cấp từ chủ đầu tư, thông tin từ mảng tín dụng, thông tin từ internet.... Cơ sở thông tin trên đã góp phần phát huy tác dụng trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng, giúp cho nội dung thẩm định được cập nhật kịp thời với các diễn biến của thị trường từ đó phản ánh chính xác hơn tiềm năng của dự án đầu tư.
- Thứ bảy, tính chính xác và hợp lý của nội dung thẩm định ngày một tăng lên. Điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ trích lập dự phòng trong hoạt động đầu tư có xu hướng giảm dần, từ mức 20% ở năm 2008 xuống còn 8,3% vào thời điểm 30/06/2010.