Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 104)

Thứ nhất là thực hiện hỗ trợ công tác đào tạo chuyên viên đầu tư cho các ngân hàng thương mại: Hiện nay, ngân hàng nhà nước đã thành lập trung tâm đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng tuy nhiên chỉ mới chú trọng về các nghiệp vụ truyền thống như tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, giao dịch viên... mà chưa có khóa học về các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư trong đó có đầu tư góp vốn vào các dự án. Trong khi đó tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có bộ phận đầu tư. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần xúc tiến việc tổ chức đào tạo các khóa học liên quan đến hoạt động đầu tư của ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại nâng cao trình độ chuyên viên đầu tư. Đặc biệt Ngân hàng Nhà nước có thể kết hợp với các chương trình hỗ trợ đào tạo của các tổ chức nước ngoài để tổ chức các khóa học có chuyên gia quốc tế để các học viên theo học được tiếp cận kinh nghiệm của quốc tế về các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư trong đó có đầu tư dự án.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước xem xét việc điều chỉnh một số quy định nhằm tránh hạn chế các hoạt động đầu tư nói chung của ngân hàng thương mại và đầu tư dự án nói riêng, cụ thể:

- Trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng tại khoản 1 điều 16 rằng “Tổng mức góp vốn mua cổ

96

phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó”. Với quy định ràng buộc chặt chẽ như trên sẽ hạn chế các cơ hội tham gia đầu tư góp vốn của ngân hàng thương mại, và sẽ dần dần buộc các ngân hàng phải chuyển dần các hoạt động đầu tư sang công ty con và công ty liên kết. Trong khi đó, tại khoản 24 điều 4 của luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 mới được ban hành vào tháng 7 năm 2010 quy định hình thức ủy thác vốn của tổ chức tín dụng sang các tổ chức khác để góp vốn mua cổ phần cũng được xem là hoạt động góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Như vậy có thể nói rằng quy định của pháp luật về quy mô đầu tư rất chặt chẽ. Điều này sẽ tạo ra hạn chế đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng trong việc phát triển hoạt động đầu tư dự án, đặc biệt là trong các lĩnh vực đầu tư đòi hỏi vốn lớn như Bất động sản.

- Thêm vào đó tại khoản 5 điều 103 của Luật tổ chức tín dụng mới còn quy định mọi hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, quy định này sẽ tạo ra sự phiền hà, kéo dài thời gian trong việc phê duyệt đầu tư, từ đó có thể làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng. Do đó kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và đứng ra đề xuất có những điều chỉnh đối với quy định trên hoặc Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ quy trình xét duyệt khoa học, nhanh chóng trong việc ban hành Nghị định hoặc các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành luật tổ chức tín dụng mới và liên quan đến quy định trên.

- Hơn nữa có điểm khác biệt giữa Thông tư 13 và Luật tổ chức tín dụng mới về định nghĩa công ty liên kết. Tại khoản 7, điều 2 của thông thư 13 thì công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty mà tổ chức tín dụng nắm từ 20% đến 50% số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên còn ở khoản 29 điều 4 luật tổ chức tín dụng mới thì con số này chỉ còn là 11% đến 50%. Như vậy việc mở rộng đối tượng công ty

97

liên kết đồng nghĩa với việc hạn chế về quy mô đầu tư của tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng vào một doanh nghiệp hay là dự án.

Đây là những điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư dự án nói riêng của mình.

3.3.2. Kiến nghị với Chủ đầu tư

Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các qui định của Nhà nước liên quan đến vấn đề cấp phép đầu tư, xây dựng... để tiến hành lập dự án theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, chủ đầu tư cần nhận thức đúng đắn vai trò của thẩm định tài chính dự án trước khi quyết định đầu tư. Một dự án có tính khả thi về mặt pháp lý và có thể triển khai được song không đạt hiệu quả về mặt tài chính thì sẽ làm tổn hại đến đồng vốn mà chủ đầu tư cũng như các nhà đầu tư khác cùng tham gia đã bỏ ra. Bên cạnh đó còn làm tiêu tốn thời gian, nhân lực cũng như làm mất cơ hội đầu tư vào các dự án khả thi và hiệu quả khác. Vì vậy, chủ đầu tư cần đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc về hiệu quả tài chính của dự án cũng như trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng khi chào mời đầu tư. Ngân hàng là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, từ thông tin chủ đầu tư trung thực cung cấp và các thông tin khác sẽ có thể đánh giá một cách đúng đắn tính khả thi và mức độ hiệu quả của dự án từ đó đưa ra những tư vấn hợp lý cho bản thân chủ đầu tư. Có thể thấy rằng việc nhận thức tầm quan trọng của thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng của chủ đầu tư cũng như việc chia sẻ thông tin trung thực với ngân hàng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn cần tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực về quản trị doanh nghiệp, năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư. Cần chấp hành các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng, hạch toán kế toán đồng thời thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để triển khai đầu tư dự án hiệu quả, đúng pháp luật.

98

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý có liên quan

Thứ nhất là chỉ đạo linh hoạt và kịp thời các chính sách điều hành về tiền tệ và tài khóa và các chính sách khác nhằm đảm bảo ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô: Những biến động của yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai và vận hành các dự án đầu tư cũng như làm cho các dự tính trên báo cáo thẩm định dự án của ngân hàng không còn chính xác. Như vậy việc duy trì ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô trên sẽ góp phần làm cho các dự báo của ngân hàng trong hoạt động đầu tư dự án của mình hợp lý hơn, hay nói cách khác là công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng sẽ được hoàn thiện hơn.

Thứ hai là cải cách các thủ tục hành chính trong thủ tục cấp phép các dự án đầu tư, nhằm đưa các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế xã hội sớm được đưa vào triển khai, tránh các lãng phí nguồn lực không đáng có. Đối với mỗi lĩnh vực kiến nghị với Chính phủ và Bộ ngành liên quan có văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục để cấp phép đầu tư một cách chi tiết và công bố văn bản công khai để cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện. Làm được như trên sẽ rút ngắn quá trình cấp phép, tiết kiệm chi phí đồng thời làm hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Hiện nay có nhiều lĩnh vực đầu tư quy định cấp phép chưa rõ ràng như lĩnh vực bất động sản, khoáng sản... , các văn bản quy định chồng chéo khiến nhà đầu tư phải thực hiện rất nhiều bước để có thể nhận được giấy phép đầu tư cuối cùng, có nhiều khi giai đoạn này bị chậm trễ ngoài dự kiến của ngân hàng từ đó ảnh hưởng tới kết quả thẩm định tài chính của nhà đầu tư nói chùng và ngân hàng thương mại nói riêng.

Thứ ba là cải tiến sự phối hợp các Bộ, Ban, Ngành trong quá trình thực hiện vai trò quản lý kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện đầu tư và vận hành dự án đầu tư. Cũng từ đó sẽ làm cho những ảnh hưởng

99

khách quan đến quá trình triển khai và vận hành dự án ít hơn làm cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng được hoàn thiện hơn. Việc quản lý chồng chéo vẫn là một trong những vấn đề cần phải cải thiện tại Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh cho các nhà đầu tư.

Thứ tư là nâng cao sự hỗ trợ thông tin của các bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.... thông qua việc thường xuyên cung cấp các thông tin về ngành về lĩnh vực của từng bộ. Các thông tin cung cấp bao gồm các vấn đề như các chỉ số phát triển của ngành, dự báo tình hình sắp tới, danh mục các lĩnh vực đang phát triển, các lĩnh vực đang suy yếu, danh sách các doanh nghiệp hoạt động tốt của ngành cũng như chỉ tiêu bình quân của ngành, lĩnh vực. Những thông tin trên là tài liệu tham khảo tin cậy về xu thế phát triển ngành, lĩnh vực hỗ trợ cho ngân hàng trong quá trình đánh giá về ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư đang triển khai.

Thứ năm là nâng cao chất lượng hỗ trợ thông tin của Tổng cục thống kê. Tổng cục Thống kê là tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Hiện nay Tổng cục thống kê đã có các báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình kinh tế xã hội, tuy nhiên các số liệu cung cấp còn sơ lược, và chưa có tính dự báo. Thiết nghĩ với vai trò là một tổ chức thống kê và cung cấp thông tin kinh tế xã hội chính thức của Chính phủ, Tổng cục thống kê nên cung cấp thông tin một cách chi tiết hơn, có hệ thống đồng thời đưa ra các dự báo ngắn hạn và trung dài hạn về tình hình kinh tế của cả nước cũng như của ngành.

Thứ sáu là ổn định chính sách đồng thời ban hành chính sách mang tính dài hạn tránh thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

100

Có thể thấy rằng việc thay đổi cơ chế chính sách sẽ là những cú sốc bất ngờ cho các doanh nghiệp hay dự án khi đi vào hoạt động. Việc thay đổi này không chỉ có thể dẫn đến thay đổi những ưu đãi mà doanh nghiệp nhận được mà đôi khi còn làm thay đổi lớn về chi phí, giá cả và thị trường dự án. Như trường hợp dự án xây dựng nhà máy đường xong đến khi vận hành dự án, nhà nước không tiếp tục thực hiện hỗ trợ về kỹ thuật, chi phí cho người nông dân trồng mía, người nông dân dần chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, điều này khiến cho nhà máy không đủ nguyên liệu đầu vào để chạy, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động.

Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Thực hiện được điều đó sẽ góp phần hạn chế khả năng xảy ra rủi ro mất vốn đầu tư, rủi ro thanh khoản, tuy nhiên cần phải có sự phối hợp của nhiều nhân tố chứ không phải chỉ riêng ngân hàng.

101

KẾT LUẬN

Đầu tư góp phần tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, và có thể tạo ra sự gia tăng về giá trị vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng thương mại, tham gia hoạt động đầu tư sẽ góp phần mang lại sự gia tăng về vốn cho ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện bán chéo sản phẩm về tín dụng, huy động vốn... đồng thời đưa ngân hàng thương mại trở thành một định chế tài chính mạnh mẽ, cung cấp gói sản phẩm dịch vụ đầy đủ cho khách hàng bao gồm cả gói sản phẩm về ngân hàng đầu tư.

Đầu tư dự án là một hình thức phổ biến trong hoạt động đầu tư của ngân hàng. Một trong những căn cứ quan trọng bậc nhất để ngân hàng ra quyết định đầu tư dự án là kết quả thẩm định tài chính dự án. Chỉ khi nào công tác thẩm định tài chính dự án được hoàn thiện thì nó mới là căn cứ chính xác để ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, lựa chọn ra được các dự án có tính khả thi và hiệu quả về mặt tài chính, đạt được kỳ vọng về lợi nhuận cũng như rào chắn được các rủi ro.

Luận văn đã thực hiện nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại và được trình bày theo ba chương. Qua đó thể hiện những vấn đề lý luận liên quan đến thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại, thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội còn có điểm gì hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Các giải pháp này cần phải được thực hiện và bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan nhằm giúp Ngân hàng hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư. Luận văn cũng có giá trị nghiên cứu, tham khảo đối với các nhà đầu tư trong vấn đề thẩm định tài chính dự án bởi với tư cách thực hiện đầu tư ngân hàng thương mại cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư tài chính.

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. MBA.CPA Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tại chính dự án, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội

3. Th.S. Lê Thị Mai Linh (2003), Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

4. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội

5. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Roy Perryman (2005), Thẩm định hồ sơ vay vốn trung và dài hạn, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng (Dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ), Hà Nội.

7. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2005-2009), Báo cáo thường niên, Hà Nội 9. Các trang website: www.militarybank.com.vn www.sbv.gov.vn Tiếng Anh 10. Các trang website: www.damordaran.com

TT Hạng mục Nguyên giá Thời giankhấu hao

Một phần của tài liệu (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w