Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, huấn luyện quân độ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về quân đội nhân dân (Trang 45 - 80)

Trong các bài nói và bài viết về quân đội nhân dân, Hồ Chí Minh dành nhiều tâm huyết của mình đối với việc giáo dục, rèn luyện và huấn luyện quân đội, để làm cho quân đội không những trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, trung thành với lý tưởng cách mạng mà còn phải luôn luôn vững mạnh, trở thành "quân đội vô địch", "bách chiến bách thắng".

Tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội là vấn đề quan trọng hàng đầu trong giáo dục, huấn luyện quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu như vấn đề bản chất giai cấp bao giờ cũng là vấn đề cốt tử của quân đội, thì vấn đề tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội phải là nội dung đầu tiên quan trọng nhất, cốt lõi nhất trong quá trình xây dựng, giáo dục và rèn luyện quân

đội. Buông lỏng, xem nhẹ vấn đề xây dựng, giáo dục và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội thực chất là buông lỏng, xem nhẹ vấn đề cốt tử của quân đội, là không nắm vững nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, và đó là nguyên nhân quan trọng làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội, làm cho quân đội biến chất.

Trong giáo dục, huấn luyện quân đội, vấn đề tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội có tầm quan trọng hàng đầu. Trong quá trình lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Hồ Chí Minh thường nói đến phải xây dựng quân đội nhân dân, quân đội cách mạng, trung với Đảng, hiếu với dân, phải giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tính chất quan trọng của vấn đề giáo dục tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội do tầm quan trọng sống còn của vấn đề bản chất giai cấp của quân đội quy định. Đối với quân đội ta, một quân đội mà thành phần xã hội xuất thân của đa số cán bộ, chiến sĩ là con em nông dân thì vấn đề xây dựng bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu càng trở nên quan trọng; đồng thời đòi hỏi phải có những nội dung và biện pháp giáo dục, xây dựng phù hợp, thật sự khoa học.

Nhận thức rõ vấn đề này, trong quá trình giáo dục quân đội, Hồ Chí Minh thường xuyên chú ý đến vấn đề giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Người viết: "Muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật

chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là

giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo"48. Trong công tác giáo dục chính trị, Người thường chú ý khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù kẻ thù của dân tộc, của nhân dân trong mỗi quân nhân; giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm trong lịch sử hào hùng của dân tộc...; cũng như nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể. Trong thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân ngày 27 tháng 1 năm 1947, Hồ Chí Minh viết: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời sau"49.

Giáo dục, xây dựng bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung, tiến hành nhiều biện pháp và cách thức giáo dục gắn với thực tiễn công tác, huấn luyện và chiến đấu của từng đơn vị và toàn quân. Trong đó, việc giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những con em của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, tham gia quân đội, theo cách mạng với động lực đầu tiên chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước, sự khát khao giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân. Từ động lực đầu tiên đó, họ tham gia quân đội, tiếp nhận, đi theo và phấn đấu vì lý tưởng cách mạng của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Chính đặc điểm đó đã làm cho việc giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc…, nhiệm vụ cách mạng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội, mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thực hiện rất có hiệu quả. Theo Người, việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội sẽ làm cho quân đội luôn vững vàng trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đáp ứng mọi yêu cầu trong quá trình phát triển của cách mạng. Việc giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu là cơ sở đảm bảo cho quân đội giải quyết tốt các mối quan hệ với Đảng, Nhà nước và nhân dân; giữa quân đội ta với quân đội các nước anh em; giữa quân đội với kẻ thù của Tổ quốc, của cách mạng, của nhân dân.

Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta được Hồ Chí Minh xác định ngay từ đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Để làm cho bản chất giai cấp công nhân ngày càng gắn bó chặt chẽ với tính chất nhân dân của quân đội, trong quá trình giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo tăng cường xây dựng củng cố bản chất giai cấp công nhân và tính chất nhân dân của quân đội. Bản chất giai cấp công nhân của quân đội ngày càng được củng cố, tăng cường thì tính chất nhân dân ngày càng sâu sắc; mặt khác, càng tăng cường tính chất nhân dân thì bản chất giai cấp công nhân càng được củng cố, phát triển. Mối quan hệ biện chứng này làm cho những nội dung giáo dục mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, giác ngộ bản chất giai cấp công nhân và những nội dung giáo dục tăng

cường tính chất nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta gắn bó chặt chẽ, hoà quyện, thống nhất với nhau, không thể tách rời. Tăng cường bản chất giai cấp công nhân cũng có nghĩa là tăng cường tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quá trình tăng cường đó là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Buông lỏng, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là vi phạm, xem nhẹ nguyên tắc giai cấp trong xây dựng quân đội nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành từ khi thành lập đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cho đến tận bây giờ, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn vững vàng về lập trường tư tưởng, kiên định mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, cùng với nhân dân làm nên những chiến thắng huy hoàng của dân tộc trong thế kỷ XX và là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong bối cảnh lịch sử mới.

Chúng ta đã từng dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đây không phải chỉ là sự tuyên dương công trạng, khẳng định truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, mà còn là sự khái quát cao, rất súc tích của lãnh tụ Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của một quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp công nhân và nhân dân

lao động Việt Nam; đồng thời còn là sự giáo huấn của Người đối với việc chăm lo xây dựng quân đội trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Phẩm chất trung - hiếu được Hồ Chí Minh đề cập song hành, gắn với việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội.

Bất cứ quân đội nào thì vấn đề trung thành với giai cấp và nhà nước tổ chức ra nó cũng đều là yêu cầu quan trọng, là nội dung then chốt của việc xây dựng quân đội. Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta. Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vấn đề tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân là phẩm chất quan trọng hàng đầu của quân đội ta.

Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, trung với Đảng là phấn đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng đó, là phục vụ đất nước, phục vụ nhân đân. Như vậy, trung với Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm cả việc tuyệt đối trung thành với quốc gia, dân tộc, với Tổ quốc và nhân dân. Phạm trù "trung với Đảng" có nội hàm rộng lớn hơn nhiều và khác hẳn về bản chất so với phạm trù "trung quân" - trung với vua, với dòng họ đương quyền (tuy có gắn với "ái quốc"), một giá trị trong xã hội phong kiến. Còn quân đội do giai cấp tư sản tổ chức thì sự trung thành của quân đội ấy là thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại phản động của nhà nước tư

sản, đường lối chống lại nhân dân lao động trong nước và thực hiện chính sách xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc khác.

Mọi sự cổ suý cho cái gọi là "quân đội đứng ngoài chính trị", "quân đội phi giai cấp" của các học giả tư sản chẳng phải là sự tranh luận khoa học nào cả, mà chỉ là hành động dối lừa người khác mà thôi. Thực chất mũi nhọn hướng tới của các quan điểm ấy là nhằm ''phi chính trị hoá'' quân đội của các nước xã hội chủ nghĩa, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu, vô hiệu hoá công cụ bạo lực sắc bén này, làm cơ sở tiến tới thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu của quân đội Liên Xô (cũ), một nguyên nhân dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở đó sụp đổ là ví dụ sinh động còn nóng hổi tính thời sự minh chứng cho âm mưu "phi chính trị hoá" quân đội các nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực phản động. Vì vậy, trong khi khẳng định phẩm chất quan trọng hàng đầu của quân đội là trung với Đảng, thì đồng thời phải tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội ta của các thế lực thù địch.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, một quân đội của dân, do dân, vì dân, theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân cũng là phẩm chất quan trọng hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người nêu rõ: "Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau"50, nhân dân là "nền tảng", là "cha mẹ" của bộ đội. Trong quan hệ "cha mẹ - con cháu", chữ hiếu bao giờ cũng là giá trị cao nhất, cơ bản nhất, xuyên suốt của đạo con cháu. Tội lớn nhất của con cháu đối với cha mẹ là tội bất hiếu. Phẩm chất hiếu với dân

của quân đội ta không chỉ do quân đội được sinh ra và lớn lên từ nhân dân, trong lòng nhân dân, mà còn được quy định bởi sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng của nhân dân và quân đội. Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, quân đội không có mục đích tự thân nào khác. Bao trùm nhất của lòng hiếu với dân của quân đội ta là "vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ ", vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, đó vừa là mục tiêu chiến đấu, vừa là phương châm hành động của tất cả cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Phẩm chất cao đẹp hiếu với dân của quân đội ta nói lên tính chất nhân dân của quân đội cách mạng, khác hẳn về chất so với quân đội làm công cụ cho giai cấp bóc lột, quân đội đánh thuê của chủ nghĩa đế quốc đứng ngoài, thậm chí đối lập với nhân dân; đồng thời nói lên nguồn sức mạnh vô tận, không bao giờ cạn kiệt của quân đội ta là từ nhân dân, do nhân dân. Trong bài Tình đoàn kết quân dân ngày thêm bền chặt viết ngày 3 tháng 3 năm 1952, Hồ Chí Minh chỉ rõ nội dung, tính chất của mối quan hệ quân dân: "Quân đội ta biết rằng: Cơm quân đội ăn, áo quân đội mặc, vũ khí quân đội dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân tăng gia sản xuất, đóng thuế nông nghiệp mà có. Nhân dân thức khuya dậy sớm, ăn gió nằm sương, để đắp đường sửa cầu cho bộ đội đi. Nhân dân không quản trèo đèo lội suối, không quản khó nhọc gian lao, để chuyên chở súng đạn cho bộ đội đánh giặc. Tóm lại, quân đội sinh trưởng, thắng lợi, là nhờ nhân dân ra sức giúp đỡ. Vì thế, bộ đội rất biết ơn và yêu mến nhân dân.

Về phía nhân dân thì ai cũng biết rằng: có quân đội đánh giặc và giữ làng giữ nước, mình mới được yên ổn làm ăn, Tổ quốc mới được thống nhất, độc lập… Do đó nhân dân rất biết ơn và yêu mến bộ

đội"51. "Không có nhân dân thì không có bộ đội". Như vậy, quân đội hiếu với dân là phải "biết ơn và yêu mến nhân dân" bởi công lao to lớn đối với quá trình sinh thành và chiến thắng của quân đội; đồng thời phải ra sức bảo vệ, giúp đỡ nhân dân, để nhân dân cũng biết ơn và quý mến bộ đội, như những con cháu của mình.

Chỉ có quân đội cách mạng mới có thể có đầy đủ nguồn sức mạnh từ nhân dân, nguồn sức mạnh vô tận, không bao giờ cạn kiệt, bảo đảm sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta, thể hiện ưu thế hơn hẳn so với quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét trong tác phẩm Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân: "Chiến tranh ở Việt Nam không chỉ là sự đọ sức giữa hai quân đội; ở đây bọn thực dân xâm lược phải đánh nhau với cả một dân tộc; cả dân tộc Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đang đứng dậy chống lại chúng. Chính vì bọn thực dân không nhận thấy sự thật sâu sắc đó, cho nên chúng đã tưởng chừng dễ dàng giành được thắng lợi mà chung quy lại đi đến thất bại"52.

Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ quân - dân luôn luôn là yêu

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về quân đội nhân dân (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w