MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về quân đội nhân dân (Trang 101 - 118)

V. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ độ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN

NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

Những năm đầu của thế kỷ XXI, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa kinh tế; những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới; sự xuất hiện loại hình chiến tranh mới, chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao do chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống các quốc gia độc lập có chủ quyền; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta... đã đặt ra những vấn đề rất mới đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta nói chung, đối với sự nghiệp xây dựng quân đội ta nói riêng.

Cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa kinh tế

Nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, làm cho lực lượng sản suất của nhân loại phát triển vượt bậc, tác động hết sức sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong khi thế giới có những đảo lộn to lớn về chính trị, về chế độ xã hội, về chế độ kinh tế thì lực lượng sản xuất của loài người vẫn không ngừng gia tăng sự phát triển, cách mạng

khoa học - công nghệ hiện đại vẫn diễn ra mạnh mẽ, liên tục. Đây là một đặc điểm nổi bật của tình tình thế giới hiện nay.

Trong thế kỷ XXI, như Đại hội IX dự báo: khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức, cũng như xu thế phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, cơ cấu kinh tế của các nước phát triển đã thay đổi căn bản. Những ngành sản xuất công nghệ cao, kinh tế dịch vụ, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của các nước.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến những biến đổi khó lường về kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng, lối sống và cả kiến trúc thượng tầng chính trị. Thực tiễn nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cho thấy lực lượng sản xuất không ngừng phát triển đã đòi hỏi phải tháo dỡ mọi trở lực, mọi rào cản sự phát triển của nó. Đây thực sự là một xu thế mạnh mẽ, khách quan, đi từ tất yếu kinh tế, không thể đảo ngược. Những sai lầm chủ quan trong chính trị, trong quản lý kinh tế, nhất là trong xác định mô hình phát triển đã làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực trong một thời gian dài không tận dụng và phát huy được tiềm lực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Đó là một nguyên nhân cơ bản sâu xa dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tác động sâu sắc đến lĩnh vực quân sự, làm xuất hiện những vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự

mới, kéo theo sự thay đổi về phương thức tác chiến, cách đánh, cả về tổ chức quân đội. Trong điều kiện đó, những hành động vũ lực của các thế lực hiếu chiến càng trở nên hết sức nguy hiểm. Thế lực hiếu chiến ở Mỹ đã từng tuyên bố: "Lực lượng quân sự của chúng ta sẽ có khả năng răn đe các đối thủ tiềm tàng, những kẻ mong muốn trở lại cuộc chạy đua vũ trang với hy vọng cạnh tranh với sức mạnh quân sự của Mỹ"1.

Trong mấy năm gần đây, khái niệm kinh tế tri thức ngày càng được bàn luận đến như là một xu hướng phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong bối cảnh lịch sử mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Cách mạng khoa học - công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình thành nền kinh tế tri thức, mà trụ cột chính của kinh tế tri thức là tin học và công nghệ thông tin. Sự phát triển cao của lĩnh vực này khiến cho quy trình từ khoa học - kỹ thuật - công nghệ đến sản xuất ngày càng được rút ngắn, thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, thay đổi chủng loại mặt hàng và thay thế các ngành kinh tế. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào không chú trọng kinh tế tri thức sẽ không thể có cơ may hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và tất yếu bị đẩy tới trước thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu về mọi phương diện. Phát triển kinh tế tri thức đã trở thành xu thế nổi bật lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các giai cấp, các lực lượng chính trị, các quốc gia, sẽ tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời

sống kinh tế - xã hội mà cả trong so sánh lực lượng cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Điều đáng chú ý của quá trình toàn cầu hóa kinh tế là, một số thế lực trong chủ nghĩa tư bản hiện đại lợi dụng ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hoá kinh tế theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Vì lẽ đó, xu thế khách quan toàn cầu hoá kinh tế đang đứng trước trạng thái đầy kịch tính. Một mặt, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo đều bị cuốn hút hoặc chủ động tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế. Mặt khác, họ phải tiến hành các nỗ lực vừa để đối phó, vừa để tự bảo vệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xét trên nhiều góc độ, toàn cầu hóa kinh tế không chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hóa - tư tưởng rất gay gắt với những thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Khoảng cách về địa lý và sự ngăn cách về biên giới hành chính, quốc gia trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá kinh tế, không còn có ý nghĩa và tầm quan trọng như trước kia. Các khái niệm về "chiến tranh công nghệ cao", "chiến tranh thông tin", "vũ khí thông minh", về "biên giới mềm"; "biên giới thông tin"; "không gian điện tử" đã và đang làm cho khả năng kiểm soát, ngăn chặn của nhà nước, của quân đội gặp rất nhiều khó khăn và khó có hiệu quả. Các cuộc xâm nhập tiến công từ bên ngoài bằng các thủ đoạn thông tin kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và các cuộc "chiến

tranh" trên mạng Internet liên tục diễn ra ngày càng phức tạp và khó ngăn chặn. Trong điều kiện đó, việc bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của các nước đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng. Vai trò và cơ cấu tổ chức quân đội, do đó, cũng có sự phát triển mới, đòi hỏi phải gia tăng sức mạnh với một chất lượng mới đủ sức đáp ứng được tình hình.

Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới

Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: "Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt"2. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay go, phức tạp là một trong những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường trong thời gian tới. Các quốc gia độc lập dân tộc kiên trì cuộc đấu tranh để tự quyết định con đường phát triển của mình. "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới"3.

Thế giới vẫn luôn bị chấn động do xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Đại hội IX của Đảng nhận định: "Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng".

Bằng Chiến lược an ninh quốc gia mới, chính quyền Mỹ đã vứt bỏ nguyên tắc phòng thủ thông thường vốn chi phối quan hệ giữa các nước trong hơn nửa thế kỷ qua. Nó đã thực sự phủ đám mây đen lên những nỗ lực quốc tế trong việc kiến tạo hoà bình thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh chống Irắc đã biến nhân dân nước này trở thành người hứng chịu lần thử nghiệm đầu tiên của chiến lược mới đó. Lấy cớ chống "chủ nghĩa khủng bố quốc tế", diệt trừ "trục ác quỷ" và "các thế lực cực đoan", Mỹ tự cho mình quyền can thiệp vào bất cứ nơi đâu Mỹ muốn, bằng cách trừng phạt kinh tế, tiến hành chiến tranh công nghệ cao, bao vây tiêu diệt, bạo loạn lật đổ, và tất cả đều nhân danh "can thiệp nhân đạo", vì "dân chủ, nhân quyền"…

Với bản chất hiếu chiến, xâm lược, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong khi vẫn tích cực triển khai chiến lược "diễn biến hoà bình" chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống phá phong trào cách mạng thế giới, lợi dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, chúng đã, đang và sẽ không từ bỏ phương thức vũ trang tiến hành chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao để chống các quốc gia độc lập có chủ quyền, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào Irắc, Nam Tư, vào ápganixtan là những ví dụ điển hình về những cuộc chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Chủ nghĩa xã hội và các lực lượng cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, trật tự quốc tế thay đổi căn bản theo hướng bất lợi cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có lợi cho các thế lực phản động. Đặc điểm này phản ánh một cách hết sức sâu sắc sự vận động phức tạp của

các mâu thuẫn thời đại, đặc biệt là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn tư bản và vô sản trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Đây là sự đảo lộn tương quan lực lượng lớn nhất trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự đảo lộn tương quan lực lượng theo hướng bất lợi cho các lực lượng tiến bộ và cách mạng đã đưa đến những hậu quả chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội hết sức nghiêm trọng. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc trở nên quanh co, phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Cuộc đấu tranh của các quốc gia dân tộc cho một thế giới ổn định, hoà bình, dân chủ, tiến bộ, cho một trật tự quốc tế công bằng, nhân bản đang gặp những khó khăn, thách thức to lớn.

Tuy nhiên, cách mạng không chỉ có chiều hướng đi xuống mà vẫn có chiều hướng phát triển đi lên. Đặc trưng của chiều hướng này là sự kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực sau cơn "bão táp chính trị" dữ dội không những tiếp tục tồn tại mà còn có khả năng tự đổi mới để phát triển đi lên. Đây là nhân tố cách mạng chủ đạo trong giai đoạn hiện nay. Những thành tựu và thắng lợi của công cuộc đổi mới, cải cách, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Trung Quốc… tuy chỉ là bước đầu, nhưng góp phần rất quan trọng vào việc khôi phục, giữ vững niềm tin của nhân dân thế giới, của các dân tộc vào tương lai xã hội chủ nghĩa của loài người.

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam, vấn đề là ở chỗ xác định đường lối chiến lược, chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn, cho phép tranh thủ mọi thời cơ, đẩy lùi mọi nguy cơ, để đưa sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và đổi mới theo định hướng

xã hội chủ nghĩa tiếp tục tiến lên. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã và đang thể nghiệm qua nhiều loại mô hình. Khoa học và thực tiễn của loài người sẽ tiếp tục khẳng định sự sáng tạo và phát triển các mô hình hợp quy luật của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX tiếp tục khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại, cũng như từ thất vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"4.

Chưa bao giờ, nhân loại lại đứng trước sự đe doạ bởi sự cường quyền của thế lực hiếu chiến nhất của chủ nghĩa đế quốc như trong giai đoạn hiện tại. Đúng như Tuyên bố ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Đảng Cộng sản Mỹ đã vạch rõ: "Với những lời lẽ bóp méo, thổi phồng và hoàn toàn dối trá, Tổng thống Busơ và nội các chiến tranh của ông ta đã bất chấp dư luận, đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh phi nghĩa và bất hợp pháp... bộc lộ đầy đủ trước công chúng một học thuyết cực kỳ nguy hiểm. Ba trụ cột của học thuyết đó là: Tấn công phủ đầu, lật đổ chế độ, thiết lập sự thống trị của đế quốc Mỹ suốt thế kỷ XXI"5. Học thuyết này và đặc biệt chiến lược "đánh đòn phủ đầu" là cực kỳ nguy hiểm, nó tạo cơ sở cho Mỹ có thể tấn công vào bất cứ nơi nào trên thế giới mà Mỹ thấy là "cần thiết", bất chấp công pháp và dư luận quốc tế, bất chấp mọi sự phản đối, kể cả của Liên Hợp quốc và các

nước trong Hội đồng bảo an của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này.

Trong thế kỷ XX, các lực lượng tiến bộ, hoà bình trên thế giới đã đoàn kết để cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về quân đội nhân dân (Trang 101 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w