Xây dựng quân đội về chính trị là một nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, cần phải được
quán triệt sâu sắc và vận dụng cụ thể trong điều kiện mới. Xây dựng quân đội về chính trị không chỉ là xây dựng cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về mọi mặt, mà còn là xây dựng một sức mạnh chiến đấu trực tiếp của quân đội nhân dân trên mặt trận chính trị - tư tưởng trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện nay để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ, bảo vệ công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quân đội ta về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng chính trị, nhất là bản lĩnh chính trị của quân đội lên một bước mới về chất; đó là một vấn đề rộng lớn cần phải được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận một cách công phu, hình thành nên một hệ quan điểm chỉ đạo.
Trước đây, chúng ta xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần, nhân tố có vai trò quyết định trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta, trên cơ sở kết hợp với các yếu tố khác, dồn sức mạnh ấy vào lưỡi lê, nòng súng để tiêu diệt quân thù trên mặt trận vũ trang, nơi mà "rốt cuộc" thắng lợi tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của người cầm súng trên chiến trường. Hiện nay, chúng ta xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần ngoài việc để chuẩn bị cho các cuộc chiến đấu trong một cuộc chiến tranh vũ trang chống xâm lược, chúng ta còn phải chuẩn bị và ứng phó với các cuộc chiến đấu "không có khói súng", bằng những biện pháp và thủ đoạn phi vũ trang, không phân rõ tiền tuyến, hậu phương. ở đây, mặt trận chính trị - tư tưởng trở thành mặt trận nóng bỏng trực tiếp và sức mạnh chính trị - tinh thần trở thành sức mạnh chiến đấu chủ yếu, trực tiếp. Do đó, việc xây dựng quân đội nhân dân về chính trị là cơ bản nhất trong quá trình xây dựng quân đội. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa VII của Đảng đã nêu rõ: "Coi trọng xây dựng các lực lượng vũ trang về chính trị, đảm bảo các lực lượng vũ trang vững vàng về chính trị trong mọi tình huống, là một lực lượng trung kiên của Đảng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới".
Trước tác động tiêu cực của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, của kinh tế thị trường, ở một số cán bộ, chiến sĩ quân đội, nhất là đối với số chiến sĩ mới, xuất hiện những suy nghĩ trăn trở, lo toan nhất định về cuộc sống của mình và gia đình mình, so sánh cống hiến và hưởng thụ với bên ngoài xã hội. Điều đó dễ nảy sinh những đòi hỏi ưu tiên, đãi ngộ, ngại khó khăn gian khổ, thiếu yên tâm xây dựng đơn vị; diễn ra sự đấu tranh giữa việc phục vụ quân đội lâu dài với ra ngoài kiếm sống, phát triển kinh tế gia đình - những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đến sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội ta. Một số ít cán bộ, chiến sĩ do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu sự vững vàng về bản lĩnh chính trị đã thoái hoá về phẩm chất, đạo đức, lối sống, chạy theo lối sống thực dụng vì đồng tiền, phủ nhận những giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc, những giá trị truyền thống quân đội, làm méo mó hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ". Những hiện tượng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước trong một số cán bộ, chiến sĩ thời gian gần đây, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm khắc nhìn nhận và tích cực khắc phục. Những tác động tiêu cực của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, nhất là mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho vấn đề xây dựng quân đội về chính trị, nâng cao bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu
cho quân đội, giữ vững và phát huy danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ"... đứng trước những khó khăn và thách thức mới.
Xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải không ngừng củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội nhân dân; củng cố vững chắc sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; củng cố và phát triển mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, dân chủ, bình đẳng trong nội bộ quân đội..., làm cho quân đội ta luôn là một lực lượng tin cậy của Đảng, của nhân dân, của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Công cuộc xây dựng quân đội ta về chính trị và đấu tranh chống lại âm mưu "phi chính trị hoá" quân đội ta trong điều kiện hiện nay đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc đang diễn ra quyết liệt, trước hết là lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Theo đó, cần tập trung vào một số nội dung vừa cơ bản, vừa cấp bách sau đây:
Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay. Tính chất quan trọng của biện pháp này không chỉ ở chỗ nó nhằm xây dựng chính trị tư tưởng cho bộ đội ta, nâng cao giác ngộ bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội…; mà còn tạo ra sự "miễn dịch" cần thiết, tăng sức đề kháng để ngăn chặn, loại trừ
sự thẩm thấu và xâm nhập của các tư tưởng phi vô sản vào quân đội. Giáo dục chính trị tư tưởng là biện pháp không bao giờ là cũ cả, đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các cấp, các đơn vị trong toàn quân.
Phải khơi dậy mạnh mẽ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân nhằm tạo động lực để đi đến giác ngộ giai cấp, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng cho mọi cán bộ, chiến sĩ, nhất là đối với số chiến sĩ mới. Giáo dục cho họ tinh thần yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, thì cũng đồng thời là chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bộ đội không thể gắn bó, yên tâm xây dựng đơn vị nếu như họ không thực sự giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, không thấy được niềm vinh dự tự hào khi được cầm súng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Sự giác ngộ chính trị cao không những là yêu cầu cơ bản đầu tiên trong xây dựng quân đội về chính trị, mà còn là điều kiện để cán bộ, chiến sĩ cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đó còn là yếu tố cơ bản để mọi quân nhân có thể đề kháng, khắc phục và đấu tranh với những tác động tiêu cực của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, cũng như làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng trong tình hình mới. Đây là yêu cầu cơ bản thường xuyên, là nội dung có tầm quan trọng hàng đầu để tạo nên sự thống nhất về chính trị, tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong toàn quân. Quán triệt sâu sắc cho mọi quân nhân nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị, đặc biệt là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ tám khoá IX. Đó là những nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong bối cảnh mới, nhằm xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị.
Nâng cao hơn nữa chất lượng rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ; củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ trong các đơn vị, đoàn kết quân dân, đoàn kết giữa cán bộ với chiến sĩ. Không để diễn ra và phát triển tình trạng: sự chênh lệch về mức sống dẫn đến sự đối lập về tư tưởng; sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường dẫn đến sự thoái hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống trong cán bộ, chiến sĩ quân đội. ở đây, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, đơn vị nào cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, thương yêu, gắn bó với chiến sĩ thì đơn vị đó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bộ đội yên tâm xây dựng đơn vị, ít có trường hợp vi phạm kỷ luật quân đội, và ngược lại.
Những nội dung giáo dục, rèn luyện trên là những vấn đề cơ bản, làm cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân xác định đúng nhiệm vụ rèn luyện, công tác và chiến đấu, xây dựng đơn vị theo chức trách của mình, tạo nên sự thống nhất về chính trị trong từng đơn vị và toàn quân, tạo nên sự vững mạnh về chính trị cho quân đội.
Hai là, nâng cao giác ngộ chính trị theo yêu cầu mới
Cốt lõi của xây dựng quân đội về chính trị là củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, làm cho quân đội thực sự trung thành với giai cấp, với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân. Trong đó, việc nâng cao giác ngộ chính trị, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì:
Thứ nhất, chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, quân đội mới nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Thứ hai, chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, quân đội mới tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thứ ba, chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, quân đội mới dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách cả thử thách cao nhất là giữa cái sống và cái chết trong đấu tranh vũ trang, trong chiến tranh; cũng như giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn trong thời kỳ hoà bình và xây dựng, nhất là trước sự cám dỗ của đồng tiền trong cơ chế thị trường.
Thứ tư, chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, quân đội mới có nhận thức đúng đắn về bạn, về thù, không mơ hồ giai cấp, không lẫn lộn phải, trái, trắng, đen; luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu, quyết chiến và quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược,
mọi thế lực phản động, thoái hoá, biến chất làm phương hại đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của đất nước.
Thứ năm, chỉ có trên cơ sở giác ngộ chính trị cao, quân đội mới có được bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn là lực lượng trung kiên, đáng tin cậy về chính trị của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân, đặc biệt là trước những bước ngoặt, những biến cố của lịch sử, trước những tình huống chính trị phức tạp đe doạ đến sự mất còn của Tổ quốc, của chế độ.
Nếu trước đây, nội dung giác ngộ chính trị trong cách mạng giải phóng dân tộc chủ yếu tập trung vào giác ngộ mục tiêu độc lập dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để giành lấy độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho người cày "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" thì hiện nay giác ngộ chính trị phải mang những nội dung mới. Giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta giờ đây là sự tiếp tục chiến đấu thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta với những yêu cầu mới cao hơn trước; nhận thức rõ hơn cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa "hai con đường" xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa với những nội dung, hình thức phát triển mới trong điều kiện lịch sử mới. Yêu nước ngày nay không chỉ là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mà còn phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phải chiến thắng cả "ngoại xâm" và cả nghèo nàn, lạc hậu.
Phải bằng sự nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trên cơ sở những điều kiện khách quan, từng bước làm cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực, làm cho chủ nghĩa xã hội từng bước chiến thắng chủ nghĩa tư bản ngay trên đất nước ta, không những để củng cố, giữ vững niềm tin cho quảng đại quần chúng nhân dân, mà còn để cho những ai đã một thời nhận thức không đúng về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, có những mặc cảm về chủ nghĩa xã hội nay được tỉnh ngộ.
Phải chứng minh trên thực tế rằng, chúng ta không chỉ có đầy đủ sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần; quyết tâm và nghị lực; phẩm chất, năng lực và trí tuệ để chiến thắng ngoại xâm giành lại giang sơn, gấm vóc mà chúng ta còn đủ sức mạnh và niềm tin để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, nâng cao bản lĩnh chính trị của quân đội
Xây dựng quân đội về chính trị nhằm tạo ra sức mạnh chính trị là cơ sở để xây dựng sức mạnh tổng hợp của quân đội. Sức mạnh chính trị của quân đội biểu hiện tập trung ở bản lĩnh chính trị, ở quan điểm và cách ứng xử trước mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trước những tình huống chính trị phức tạp và trong những thời điểm phức tạp, những biến cố, những bước ngoặt của lịch sử. Sự kiên định, vững vàng, nhạy bén, sắc sảo trong xử trí các tình huống chính trị phức tạp, éo le và hiểm nghèo đúng với quan điểm, đường lối của Đảng vừa là yêu cầu phải đạt đến, vừa là tiêu chuẩn đánh giá chính xác nhất quá trình xây dựng quân đội về chính trị.
Trong tình hình đất nước và quốc tế hiện nay, nhất là trong cuộc đấu tranh quyết liệt trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, chống lại chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch và chống lại quá trình "tự diễn biến" trong nội bộ thì việc xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho quân đội ta, cho mỗi tổ chức, mỗi con người trong quân đội ta là một vấn đề rất cơ bản và rất cấp bách, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Bản lĩnh chính trị của quân đội ta thể hiện ở sự vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường cách mạng mà Đảng ta, Chủ tịch