Hoang tưởng, ảo giác ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi nhóm

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng hoang tưởng ảo giác ở bệnh nhân sa sút trí tuệ (Trang 71 - 74)

bệnh nhân nghiên cứu

Hoang tưởng, ảo giác ảnh hưởng đến cảm xúc nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.2.14 trầm cảm gặp ở 23/45 người (chiếm tỷ lệ 51,1%), lo âu gặp ở 15/45 người (chiếm tỷ lệ 33,3%), thờ ơ bàng quan gặp ở 17,8% trong nhóm BN nghiên cứu.

Barbara C nghiên cứu ở bệnh nhân SSTT có hoang tưởng, ảo giác thấy lo âu gặp 28%, trầm cảm 53% [37].

Nghiên cứu của Yuri L ở nhóm BN SSTT có hoang tưởng, ảo giác nhận thấy tỷ lệ trầm cảm thay đổi từ 30 – 87% [81].

Nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt (2006), trầm cảm gặp ở 62,2% các BN nghiên cứu, bàng quan gặp 31,4% [31].

Romina (2006) nghiên cứu hoang tưởng trên BN AD, tác giả sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa hoang tưởng và trầm cảm. BN SSTT có hoang tưởng thì trầm cảm nặng hơn những BN SSTT không hoang tưởng [69].

Trầm cảm được đặc trưng bởi các triệu chứng cơ thể. Các triệu chứng này chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng, trong đó triệu chứng đau là phổ biến nhất. Bệnh nhân than phiền đau mỏi vai gáy, cột sống, đau mỏi các khớp. Trầm cảm ở bệnh nhân SSTT chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng sinh học, còn gọi là trầm cảm cơ thể [2]. Các triệu chứng hoạt động chậm chạp, mất ngon miệng và thay đổi nhịp sinh học là những triệu chứng nổi bật của trầm cảm ở BN SSTT. Cần phải phân biệt trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ và giả sa sút trí tuệ. Các triệu chứng điển hình của trầm cảm như giảm năng lượng, giảm khí sắc, mau mệt mỏi thường biểu hiện nhẹ nhàng, không hệ thống, bị che mờ bởi các triệu chứng cơ thể và các biểu hiện của suy giảm nhận thức [30]. Phân biệt trầm cảm giả và sa sút trí tuệ bằng cỏch khám lâm sàng, các đáp ứng can thiệp tâm lý và điều trị thử thuốc chống trầm cảm [33]. Trầm cảm làm giảm chất lượng cuộc sống, là tiên lượng nặng với BN SSTT [73].

Hoang tưởng, ảo giác ảnh hưởng đến hành vi nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.2.15 hành vi kỳ dị gặp ở 68,9%, đi lang thang 46,7% kích động gặp ở 64,4% các BN nghiên cứu.

Barbara C nghiên cứu tiến triển các triệu chứng loạn thần trong AD, các hành vi kỳ dị gặp nhiều nhất (81%), kích động 84%, đi lang thang gặp ở giai đoạn giữa và sau của bệnh [36], [37].

Syste Zuidema (2007) NC trờn nhóm bệnh nhân SSTT, nhận thấy kích động có ở 48 -82%, dễ bị kích thích 31 -67%, đi lang thang 17 -71%. Tỷ lệ dao động tùy thuộc vào thang đánh giá triệu chứng [77].

Kích động hay gặp ở bệnh nhân SSTT có hoang tưởng và ảo giác. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa hoang tưởng, ảo giác và kích động [31], [40]. Hành vi thường gặp nhất là không hợp tác hoặc chống đối lại sự giúp đỡ, kích động gây thương tổn cho người khác. Hoang tưởng phổ biến ở các BN này là hoang tưởng liờn hệ, hoang tưởng bị mất trộm. Ảo giác được gặp là ảo thị và ảo thanh. Hành vi không mục đích, lặp đi lặp lại một cách định hình như sắp xếp đồ đạc, đúng cửa, gói – mở quần áo … Những hành vi này thường phù hợp với hoang tưởng bị mất trộm, bị hại xuất hiện ở BN.

Hành vi kích động ở bệnh nhân SSTT được mô tả là không lường trước. Kích động xảy ra khi di chuyển BN hoặc chăm sóc cá nhân. Xâm phạm không gian riêng của BN cũng là yếu tố gây kích động. Hành vi kích động ở BN SSTT là phản ứng có tính chất bảo vệ trước các mối đe dọa mà BN cho là có. Hoang tưởng xuất hiện làm tăng mức độ kích động. Vì vậy những người chăm sóc cần có kỹ năng tiếp cận BN, làm cho họ yên tâm và giảm bớt kích động. Đây cũng là liệu pháp không dùng thuốc nhưng vẫn có kết quả trên kích động ở BN SSTT.

Một số bằng chứng cho thấy kích động ở SSTT AD nhiều hơn ở SSTT các thể khác. Kích động liên quan với hoang tưởng, ảo giác, mức độ sa sút trí tuệ, bệnh cơ thể kết hợp, yếu tố môi trường (Phản ứng của BN đối với những hành vi xâm phạm khoảng không cá nhân) [77].

Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy mối liên quan giữa mức độ kích động và hoang tưởng. Hoang tưởng là yếu tố nguy cơ đối với kích động hơn là ảo giác. Tuổi và giới không có ý nghĩa tiên lượng kích động [40],[60], [74].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trên. Khi hoang tưởng, ảo giác xuất hiện có ý nghĩa dự báo kích động ở những bệnh nhân không sử dụng thuốc hướng thần.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng hoang tưởng ảo giác ở bệnh nhân sa sút trí tuệ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w