Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có hoang tưởng là 42/45 người chiếm tỷ lệ 93,3% các BN nghiên cứu. Trên một bệnh nhân có thể có nhiều loại hoang tưởng cùng xuất hiện nên số hoang tưởng là 85 (Biểu đồ 4).
Phân loại hoang tưởng
Bảng 3.2.1 cho thấy 15 hoang tưởng cảm thụ xuất hiện trong số 85 lần HT (chiếm tỷ lệ 17,6%). Hoang tưởng suy đoán chiếm tỷ lệ 82,4% cao hơn HT cảm thụ. Hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ đều có mặt trong các thể bệnh nghiên cứu. Hai loại hoang tưởng này cón thể xuất hiện ở cả hai nhóm bệnh nội sinh và thực tổn. Tuy nhiên tần suất của chúng khác nhau ở từng nhóm bệnh.
So sánh kết quả nghiên cứu của Phạm Vũ Phương Mai về hoang tưởng ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt(nhóm bệnh nội sinh) thấy hoang tưởng suy đoán chiếm 86,8%, hoang tưởng cảm thụ chiếm 13,2% [12].
Hoang tưởng suy đoán xây dựng hoàn toàn trên logic lệch lạc của bệnh nhân, biểu hiện sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa sự vật hiện tượng. Loại hoang tưởng này thường gặp và đặc trưng ở các bệnh nội sinh như tâm thần phân liệt. Hoang tưởng cảm thụ xuất hiện sau các rối loạn tri giác, cảm xúc và ý thức. BN không có logic lệch lạc mà chỉ có ý tưởng rời rạc không kế tục, cảm xúc căng thẳng bàng hoàng ngơ ngác. Loại hoang tưởng này thường xuất hiện ở BN rối loạn tâm thần thực tổn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi hoang tưởng cảm thụ (17,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn hoang tưởng cảm thụ ở BN tâm thần phân liệt(13,2%) trong nghiên cứu của Phạm Vũ Phương Mai (2004). Hoang tưởng suy đoán (82,4%) chiếm tỷ lệ thấp hơn hoang tưởng suy đoán (86,8%), cũng ở nghiên cứu này. Hai nhóm bệnh nhân nội sinh và thực tổn đều có thể gặp hai loại hoang tưởng này, nhưng hoang tưởng cảm thụ gặp nhiều ở nhóm BN SSTT so với nhóm BN tâm thần phân liệt. Tuy nhiên sự khác biệt chưa nói lên đầy đủ các đặc trưng của hoang tưởng ở BN SSTT.
Nội dung hoang tưởng
Bảng 3.2.2 cho thấy trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu có 42 bệnh nhân có hoang tưởng. Hoang tưởng bị mất trộm gặp ở 23/42 người (chiếm tỷ lệ 54,8%) nhiều nhất, hoang tưởng bị hại gặp ở 17/42 người (chiếm tỷ lệ 40,5%), hoang tưởng bị bỏ rơi chiếm tỷ lệ 28,6%, hoang tưởng nhận nhầm gặp 15/42 BN (chiếm tỷ lệ 35,7%), hoang tưởng ghen tuông chiếm tỷ lệ 21,4%. Các hoang tưởng khác gặp với tỷ lệ thấp hơn.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu Suzanne (2000), Bassion MM (2003), tỷ lệ hoang tưởng bị mất trộm ở bệnh nhân SSTT 34,5% -76%, hoang tưởng bị hại 18,5% - 79%, hoang tưởng ghen tuông 7,7% - 45% và một số hoang tưởng khác với tỷ lệ thấp hơn.
So sánh với nghiờn cứu khác về hoang tưởng, ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (nhóm bệnh nội sinh) nhận thấy hoang tưởng bị hại chiếm tỷ lệ 61,1% trong số các hoang tưởng, hoang tưởng bị chi phối bị kiểm tra chiếm tỷ lệ 21,4% [12]. Các hoang tưởng này đều chi phối cảm xúc hành vi của bệnh nhân. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối là hoang tưởng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD 10.
Ở bệnh nhân SSTT, hoang tưởng là triệu chứng thường gặp nhưng hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối rất ít gặp. Hoang tưởng bị mất trộm gặp nhiều hơn các hoang tưởng khác. Người bệnh tin chắc rằng có ai đó ăn trộm đồ đạc của mình như đồ trang sức, giấy tờ nhà cửa, quần áo … và khẳng định kẻ trộm chính là người thân thường xuyên chăm sóc họ. Hoang tưởng bị mất trộm thường xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, có thể gặp ở giai đoạn đầu nhưng ít gặp ở giai đoạn muộn. Hoang tưởng bị mất trộm gặp ở nữ nhiều hơn nam [71]. Chia –Yih (2007) cho thấy 50,7% số bệnh nhân SSTT có ít nhất 1 hoang tưởng, thường gặp là hoang tưởng bị mất trộm [39]. Hoang tưởng bị mất trộm có thể được coi là hoang tưởng đặc trưng cho bệnh nhân tuổi già và SSTT [39],[71].
Hoang tưởng bị bỏ rơi gặp 28,6%. Bệnh nhân cho rằng mình bị bỏ rơi không ai chăm sóc. Điều này làm cho bệnh nhân lo âu, trầm cảm, luôn muốn có người thân ở bên.
Hoang tưởng nhận nhầm gặp 35,7%. Bệnh nhân không nhận ra người thân của mình, nhưng có thể nhận người lạ là người thân của họ. Bệnh nhân SSTT đều bị suy giảm trí nhớ, việc xuất hiện hoang tưởng này làm phức tạp bệnh cảnh lâm sàng.
Hoang tưởng bị hại gặp với tỷ lệ cao (40,5%), bệnh nhân cho rằng có ai đó tìm mọi cách làm hại họ và người thân của họ (cho thuốc độc vào thức ăn
nước uống, công an bắt bớ, dựng mỡn tấn công gia đình họ…). Lý do này khiến cho bệnh nhân lo sợ đưa đến các rối loạn hành vi và là nguyên nhân người bệnh được đưa đến viện điều trị. Tuy hoang tưởng bị hại xuất hiện với tỷ lệ cao (40,4%) nhưng không đặc trưng cho hoang tưởng ở bệnh nhân SSTT và cũng không phải là hoang tưởng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt.
Các hoang tưởng thường gặp không hệ thống. Hoang tưởng xuất hiện đơn độc hoặc kết hợp ảo giác. Một bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều hoang tưởng. Hoang tưởng thay đổi theo trạng thái của bệnh, ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi người bệnh. Đây là yếu tố tiên lượng bệnh, làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân giảm sút.
Sự xuất hiện và tồn tại của hoang tưởng
Bảng 3.2.3 cho thấy hoang tưởng xuất hiện từ từ gặp ở 95,3% BN có hoang tưởng, HT xuất hiện đột ngột ở 4,7% BN. Điều này phù hợp với các thể SSTT. SSTT do bệnh lý thoái triển thần kinh chiếm tỷ lệ cao trong các thể SSTT các triệu chứng xuất hiện từ từ. Bệnh lý do mạch máu, tai biến mạch não hoặc do chấn thương…triệu chứng xuất hiện cấp tính [4], [54],[69].
Bảng 3.2.3 cho biết thời gian tồn tại của hoang tưởng trên 8 tuần là nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 78,8%), dưới 8 tuần chiếm tỷ lệ 21,2%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bassion nhận thấy một số thể SSTT khi hoang tưởng đã xuất hiện chúng có thể tồn tại dai dẳng.
Hoang tưởng tái diễn trên 2 lần chiếm tỷ lệ 85,9% (bảng 3.2.4), điều này phù hợp với nghiên cứu của Bassion, tỷ lệ tái diễn hoang tưởng tới 95%.
Hoang tưởng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ thường xuất hiện từ từ, tồn tại thời gian ngắn, tỷ lệ tái diễn cao. Hoang tưởng giảm hoặc mất đi khi được điều trị.
Hoang tưởng và mức độ sa sút trí tuệ
Biểu đồ 3 cho thấy hoang tưởng được gặp ở các mức độ SSTT khác nhau. Tuy nhiên số bệnh nhân SSTT mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,6%) trong
số BN có HT, sau đó là SSTTmức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 42,9%), ít nhất là SSTTmức độ nhẹ (chiếm tỷ lệ 9,5%).
Số bệnh nhân SSTT mức độ nặng và trung bình cao hơn hẳn số bệnh nhân SSTT mức độ nhẹ vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện. Khi BN SSTT mức độ vừa hoặc nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần họ mới được đưa đến điều trị tại bệnh viện. Phần lớn BN SSTT mức độ nhẹ sống tại cộng đồng.
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Suzanne (2000) và Bassion (2003) cho rằng hoang tưởng xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của SSTT, dao động theo thời gian nhưng chúng tăng theo tiến triển SSTT. Sheish Terada (2005) nghiên cứu hoang tưởng bị mất trộm ở bệnh nhân SSTT thấy rằng hoang tưởng có thể xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của bệnh. Hoang tưởng bị mất trộm thường gặp nhất. Tần số tái phát của HT tăng dần theo thời gian, liên quan đến mức độ SSTT [71].
Cũng có những nghiên cứu khác cho rằng không có mối liên quan giữa mức độ SSTT và hoang tưởng. Nhưng đa số tác giả cho rằng hoang tưởng có liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm nhận thức. Nguyên nhân do giảm hoạt năng thựy trỏn và thái dương [79].
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân có hoang tưởng là các BN SSTT mức độ trung bình và nặng (47,6% ; 42,9%), một số ít SSTT mức độ nhẹ (9,5%). Điều này được giải thích là do hoang tưởng xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, nhưng khi hoang tưởng xuất hiện và tồn tại nó ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi người bệnh. Hoang tưởng liên quan với thời gian bị bệnh. Thời gian bị bệnh càng lâu ngày khả năng xuất hiện hoang tưởng càng nhiều. Sự xuất hiện của HT là yếu tố dự báo nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Hoang tưởng và các thể sa sút trí tuệ
Trong số 42 BN SSTT có hoang tưởng, sa sút trí tuệ do Alzheimer (28/42 người) chiếm tỷ lệ 66,7% nhiều nhất so với các thể SSTT khác. Sau đó SSTT do mạch máu (3/42 người) chiếm tỷ lệ 7,1%, cuối cùng do các thể khác như không biệt định, do Parkinson….(Bảng 3.2.5)
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Suzanne (2000) nhận thấy SSTT do Alzheimer có HT chiếm tỷ lệ 60% trong các thể SSTT.
BN SSTT do mạch máu có HT chiếm tỷ lệ 50%, SSTT thể Lewy là 80% [60]. Ming (2006) nghiên cứu trên 134 BN SSTT có hoang tưởng thấy SSTT do Alzheimer chiếm tỷ lệ 54,8%, SSTT do mạch máu chiếm tỷ lệ 20,6%, các dạng khác chiếm tỷ lệ 11,6% [60].
Bệnh nhân SSTT do bệnh mạch máu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 7,1% thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Sự khác nhau này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũn ớt và bệnh nhân nghiên cứu là những người đang được điều trị nội trú.
Hoang tưởng, giới và tuổi
Bảng 3.2.6 cho thấy lứa tuổi trên 70 có hoang tưởng là 19/42 người (chiếm tỷ lệ 45,2%), lứa tuổi dưới 70 là 23/42 người (chiếm tỷ lệ 54,8 %). Sự xuất hiện hoang tưởng ở hai nhóm tuổi này tương tự nhau, không có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm.
Về giới tính, nam là 17/42 người (chiếm tỷ lệ 40,5%), nữ có tỷ lệ là 59,5%, khụng có sự khác biệt về giới ở hai nhóm.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu hoang tưởng ở BN SSTT, thấy rằng hoang tưởng liên quan đến tuổi già và giới tính nữ, đặc biệt hoang tưởng bị mất trộm. Ngược lại có những nghiên cứu thấy hoang tưởng xuất hiện nhiều ở nam hơn nữ và không có mối liên quan giữa hoang tưởng – giới – tuổi [38].
Nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân nhỏ nên chúng tôi chưa nhận thấy sự mối liên quan rõ rệt giữa hoang tưởng với tuổi, giới BN.
Hoang tưởng và trình độ học vấn
Nhóm bệnh nhân trình độ học vấn đại học và sau đại học chiếm 14,3%, ít hơn so với nhóm bệnh nhân trình độ học vấn trung học phổ thông và tiểu học chiếm tới 85,7% (Bảng 3.2.6).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bassion (2003) và Sheish (2005) nhận thấy hoang tưởng cú liên quan đến trình độ học vấn thấp. Các tác giả này chỉ ra mối liên quan giữa SSTT và trình độ học vấn (số các năm học). Nhưng một số nghiên cứu khác không thấy mối liên quan này.