Ảo giác trong nghiên cứu của chúng tôi có 29 trong số 45 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 64,4%), hoang tưởng có 42 người trong số 45 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 93,3%) (Biểu đồ 4).
Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chia – Yih (2007), ảo giác ít gặp hơn so với hoang tưởng ở nhóm bệnh nhân SSTT [39]. BN SSTT có ảo giác ở tất cả cỏc giỏc quan nhưng không thường xuyên. BN SSTT có ảo giác nhiều tuổi hơn đáng kể so với BN SSTT không ảo giác [69]. Các triệu chứng loạn thần ít khi xảy ra đơn độc, chúng thường xuyên kết hợp với nhau. * Phân loại ảo giác theo sự cảm nhận các giác quan
Ảo thị
Ảo thị trong nghiên cứu của chúng tôi 20/29 BN (chiếm tỷ lệ 69%). Ảo thị chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ảo giác (bảng 3.2.7).
Theo Bassion (2003), nghiên cứu bệnh nhân SSTT có AG nhận thấy ảo thị chiếm tỷ lệ từ 4 -59%.
So sánh với một số nghiên cứu về ảo giác ở hai nhóm bệnh nội sinh và thực tổn cũng thấy sự khác nhau. Thân Văn Tuệ (2008), NC ảo giác trên BN
loạn thần do rượu (nhóm bệnh thực tổn) thấy ảo thị chiếm tỷ lệ 72,4%, chủ yếu các ảo giác thật [25].
So sánh với nghiờn cứu hoang tưởng, ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (nhóm bệnh nội sinh), Phạm Vũ Phương Mai thấy rằng ảo giác đặc trưng là ảo thanh (chiếm tỷ lệ 86,5%), trong khi ảo thị chiếm tỷ lệ 9,5%. Ảo giác được gặp chủ yếu là các ảo giác giả và mang tính chất bị chi phối [12].
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là nhóm BN thực tổn, nên kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu ảo giác của tác giả Thân Văn Tuệ.
Do tính chất bệnh nên tần suất ảo thị, ảo thanh có thể khác nhau ở từng nhóm bệnh. Bệnh lý thực tổn thường gặp ảo thị hơn ảo thanh. Ảo thị có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với các triệu chứng loạn thần khác như hoang tưởng. Nghiên cứu ảo thị ở bệnh nhân Alzheimer [38],[46] nhận thấy ảo thị liên quan đến tuổi già, nữ giới, cú cỏc rối loạn hệ thống thị giác (thị lực giảm sút, mất nhận thức thị giác). Thị lực suy giảm góp phần phát triển ảo thị cũng được chứng minh. Khi vựng não liên quan đến thị giác được kích thích cũng tạo ra các ảo thị phức tạp (Foerst 1931). Ảo thị ở BN SSTT liên quan đến bệnh lý thùy chẩm [38]. Các tác giả chưa thống nhất về nguyên nhân của ảo giác ở BN SSTT song đều cho rằng ảo giác ở BN SSTT là do giảm lượng acetylcholin vỏ não vùng đỉnh và thái dương [38].
Nghiên cứu R.S.Wilson về ảo giác ở BN SSTT, ảo thị chiếm tỷ lệ 36,9%, ảo thanh chiếm tỷ lệ 16,7%, kết hợp ảo thị và ảo thanh có ở 46,4%. Ảo giác liên quan đến trình độ học vấn thấp, kèm theo các triệu chứng loạn thần khác. BN SSTT có ảo giác suy giảm nhận thức nặng hơn so với BN SSTT không ảo giác. Tác giả này thông báo nguy cơ tử vong cao hơn ở những BN SSTT có ảo giác so với BN STTT không ảo giác. Ảo giác (đặc biệt là ảo thị) liên quan đến suy giảm nhận thức nhanh hơn và tăng nguy cơ tử vong [46],[79].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên, ảo thị thường gặp hơn ảo thanh, thường là ảo giác thật.
Ảo thanh
Ảo thanh xuất hiện ở 14/29 bệnh nhân (48,3% các BN có ảo giác), tỷ lệ này thấp hơn so với ảo thị (bảng 3.2.7).
Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về ảo giác ở bệnh nhân SSTT, ảo thanh gặp ít hơn ảo thị [41],[49],[61].
So sánh với Thân Văn Tuệ nghiên cứu ảo giác ở BN loạn thần do rượu (nhóm bệnh thực tổn) nhận thấy tỷ lệ ảo thanh và ảo thị là ngang nhau. Ảo thanh cũng thường gặp ở nhóm BN này. Ảo giác thường gặp là ảo giác thật.
Nghiên cứu ảo giác ở BN tâm thần phân liệt của Nguyễn Văn Tuấn (nhóm bệnh nội sinh) cho thấy ảo thanh là triệu chứng đặc trưng thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (86,4%) cao hơn so với ảo thị. Điều này đã được khẳng định trong y văn và là tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo ICD 10. Ảo thanh ở nhóm BN này mang tính chất bị động bị chi phối và là ảo giác giả [24].
Sự khác biệt của các nghiên cứu trên do Nguyễn Văn Tuấn nghiên cứu ảo giác ở bệnh nội sinh. Thân Văn Tuệ nghiên cứu ảo giác ở BN rối loạn tâm thần thực tổn, tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Điều này chứng tỏ ảo thanh gặp ở bệnh nhân SSTT cũng có đặc trưng tương tự như các bệnh thực tổn nóo khỏc. Ảo thanh ít gặp hơn so với ảo thị, thường là ảo thanh thật, không mang tính chất bị động và bị chi phối.
Ảo giác xúc giác
Ảo giác xúc giác trong nghiên cứu của chúng tôi có ở 3/29 người (chiếm tỷ lệ 10,3%), thấp nhất trong các ảo giác xuất hiện trong nhóm nghiên cứu (bảng 3.2.7).
Bệnh nhân cảm thấy có con sõu, túc…. trong miệng làm họ khó chịu phải xúc miệng liên tục, cường độ triệu chứng tăng ở các giai đoạn bệnh nặng.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Suzanne và Bassion cho rằng ảo giác xúc giác chiếm tỷ lệ thấp ở bệnh nhân SSTT.
Theo Thân Văn Tuệ, ảo giác xúc giác ở bệnh nhân loạn thần do rượu là 50%, Nguyễn mạnh Hùng là 12,5% [7]. Tất cả đều là ảo giác thật. Nghiờn cứu của Nguyễn Văn Tuấn ảo giác xúc giác hiếm gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Ảo giác xúc giác xuất hiện ở bệnh nhân SSTT cũng giống như ở các loạn thần thực tổn khác, chiếm tỷ lệ thấp, thường ảo giác thật. Ảo giác xúc giác hiếm gặp ở bệnh nhân nội sinh như tâm thần phân liệt [12], [24].
* Kết cấu ảo giác
Bảng 3.2.8 cho thấy ảo giác thô sơ chiếm tỷ lệ 16,2% thấp hơn so với ảo giác phức tạp (83,8%).
Ảo thị
Ảo thị phức tạp thường gặp. Người bệnh nhìn thấy hình người rõ ràng đầy đủ, thường là người thân của bệnh nhân đã chết, hình ảnh trẻ em …Họ nhìn thấy rõ ràng và có người còn chuẩn bị quà bánh quần áo, đồ chơi cho người đó. Một nghiờn cứu về ảo giác ở bệnh nhân SSTT cho rằng ảo thị liên quan đến tiền sử cá nhân của người bệnh [61]. Ví dụ ảo thị về hình ảnh trẻ em thường thấy ở phụ nữ. Tác giả giải thích rằng phụ nữ dành nhiều thời gian cho trẻ em, nên ảo thị họ hay gặp là trẻ em. Hầu hết các ảo thị đều rõ ràng và đầy đủ. Ảo thị không làm bệnh nhân sợ nhưng ảnh hưởng đến hành vi của họ, làm xuất hiện những hành vi kỳ dị. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và người chăm sóc họ.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Hữu Bình, ảo thị phức tạp gặp ở 100% BN loạn thần do rượu [7].
Khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn về ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, ảo thị phức tạp (12,5%) thường mang tính chất rùng rợn và khó chịu.
Ảo thanh, ảo giác xúc giác
Ảo thanh chiếm tỷ lệ 48,2%, có dạng lời nói, nội dung phù hợp với hoang tưởng bị mất trộm, hoang tưởng bị bỏ rơi, bị hại ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Điều này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Hữu Bình nhận thấy ảo thanh phức tạp gặp ở 75% BN loạn thần do rượu.
Ảo giác xúc giác phức tạp chiếm tỷ lệ 100% trong nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Thân văn Tuệ (2008) nhận thấy 100% ảo giác xúc giác là ảo giác phức tạp.
* Tính chất xuất hiện của ảo giác
Bảng 3.2.9 ảo giác xuất hiện từ từ chiếm tỷ lệ 83,8%, nhiều hơn ảo giác xuất hiện cấp tính (chiếm tỷ lệ 16,2%). Tính chất xuất hiện của ảo giác cũng phù hợp với tính chất tiến triển của sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ do thoái hóa thần kinh ảo giác xuất hiện từ từ. SSTT do mạch máu, chấn thương sọ não … triệu chứng xuất hiện cấp diễn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ảo giác xuất hiện cấp diễn chiếm tỷ lệ 16,2%. Do tính chất xuất xuất hiện đột ngột, bệnh nhân chưa thể thích nghi được nên ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi người bệnh và đây là nguyên nhân người bệnh phải nhập viện. Ảo giác xuất hiện cấp tính thường ở những BN mắc bệnh cơ thể kèm theo như cao huyết áp, tiểu đường…
* Tần suất xuất hiện của ảo giác
Ảo giác xuất hiện không liên tục trong ngày chiếm tỷ lệ 73% trong các BN nghiên cứu. Ảo giác xuất hiện liên tục trong ngày chiếm tỷ lệ 27%. Ảo giác xuất hiện từng đợt, tần số tăng dần và chỉ giảm hoặc mất đi khi điều trị ( Bảng 3.2.9)
Nghiên cứu của Thân Văn Tuệ (2008) trên BN loạn thần do rượu, ảo thanh xuất hiện hàng ngày nhưng trong ngày xuất hiện không liên tục, nặng lên vào buổi chiều. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), 75% ảo giác xuất hiện không
liên tục trong ngày. Điều này khác với kết quả nghiên cứu ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, ảo giác xuất hiện liên tục trong ngày.
* Thời gian tồn tại và tái diễn của ảo giác
Bảng 3.2.10 cho biết ảo giác tồn tại dưới 4 tuần là 10,8%, ảo giác tồn tại trên 4 tuần chiếm 88,2%.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu ảo giác ở bệnh nhân SSTT. Một số tác giả nhận thấy khi ảo giác xuất hiện thường tồn tại khá dai dẳng, khả năng tái diễn rất cao (95%) [38],[76].
* Ảo giác và các thể sa sút trí tuệ
Bảng 3.2.11. bệnh nhân SSTT Alzheimer có ảo giác là 17/29 (chiếm tỷ lệ 58,6%) nhiều nhất trong các thể SSTT. Các thể khác ảo giác chiếm tỷ lệ từ 3,4 -17,2% trong các BN có ảo giác.
Nghiờn cứu Suzanne (2000) và Bassion (2003), ảo giác gặp nhiều ở bệnh nhân Alzheimer.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trên.
* Ảo giác liên quan đến tuổi, giới
Bệnh nhân nam có ảo giác là 12/29 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 41,4%), bệnh nhân nữ có ảo giác là 17/29 người (chiếm tỷ lệ 58,6%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 ( Bảng 3.2.12)
Bệnh nhân dưới 70 tuổi có ảo giác là 9/29 người (chiếm tỷ lệ 31%), bệnh nhõn trên 70 tuổi có ảo giác là 20/29 người (chiếm tỷ lệ 69%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bệnh nhân tuổi càng cao thì ảo giác xuất hiện càng nhiều so với bệnh nhân nhóm tuổi thấp hơn (OR =4,9). Bệnh nhân tuổi trên 70 khả năng xuất hiện ảo giác nhiều gấp 4,9 lần so với những bệnh nhân dưới 70 tuổi. Ảo giác liên quan chặt chẽ với lứa tuổi già và nguy cơ tử vong cao [61],[62]. Romina (2006), nghiên cứu BN AD có hoang tưởng và ảo giác nhận thấy BN có ảo giác nhiều tuổi hơn đáng kể so với BN không có ảo giác [69].
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác về ảo giác ở bệnh nhân SSTT, ảo giỏc liờn quan chặt chẽ với lứa tuổi.
* Sự kết hợp của hoang tưởng và ảo giác
Số bệnh nhân có hoang tưởng đơn thuần là 16/45 người (chiếm tỷ lệ 35,5%), ảo giác đơn thuần là 3/45 người (chiếm tỷ lệ 6,7%). Cao nhất là nhóm bệnh nhân có hoang tưởng và ảo giác kết hợp là 26/45 người (chiếm tỷ lệ 57,8%). Hội chứng paranoid có ở 25/45 người (chiếm tỷ lệ 55,5%). Hội chứng Capgras là 9/45 người (chiếm tỷ lệ 20%)(Biểu đồ 4).
Romina (2006), nghiên cứu BN AD có hoang tưởng và ảo giác nhận thấy hầu hết BN có ảo giác cũng có hoang tưởng [69].
* Hội chứng capgras
Capgras mô tả bệnh nhân SSTT Alzheimer có hoang tưởng cho rằng chồng, con mình và nhân viên bệnh viện được thay thế bởi kẻ giả dạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi hội chứng này gặp ở 9/45 người (chiếm tỷ lệ 20%). Kết quả này tương tự kết quả của Nguyễn Kim Việt (2003) hội chứng này chiếm 22,8% [32]. Dylan (1999) và Keith A (2007) hội chứng này chiếm tỷ lệ từ 9 –17% [42],[55]. Hội chứng Capgras trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn có lẽ do nghiên cứu được tiến hành trờn cỏc bệnh nhân điều trị nội trú. Các BN đều bị bệnh trên năm năm, mức độ bệnh nặng nề hơn các BN điều trị ngoại trú.
Về tuổi bệnh nhân có hội chứng Capgras trong NC, lứa tuổi trên 70 gồm 4/9 người và dưới 70 là 5/9 người. Tỷ lệ nam/ nữ là 4/5. Mức độ SSTT nặng ở 9/9 người (chiếm tỷ lệ 100%), không có BN SSTT mức độ nhẹ và trung bình. Điều này nói lên rằng hội chứng này xuất hiện ở những giai đoạn SSTT mức độ nặng.
Bệnh nhân cho rằng người thân bị thay thế giả dạng là 7/9 bệnh nhân, tri giác như có người lạ trong nhà là 2/9 người, 9/9 bệnh nhân không nhận ra
mình khi soi gương, bệnh nhân có hoang tưởng 7/9 người. Điểm MMSE của nhóm BN có hội chứng Capgras là 8,4 (điểm MMSE trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 12,9 điểm). Những BN có hội chứng này thường kèm theo hoang tưởng bị mất trộm, hoang tưởng bị thiệt hại, hoang tưởng bị con cái bỏ rơi không chăm sóc. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu của Migiorelli thấy rằng bệnh nhân SSTT thường kèm theo nhiều hoang tưởng khác nhau. Một số tác giả nhận xét hoang tưởng ít khi xuất hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với nhau thành các hội chứng ở bệnh nhân SSTT [32], [42], [48].
Các rối loạn cảm xúc đi kèm theo với hội chứng Capgras, 4/9 bệnh nhân lo âu, 5/9 bệnh nhân trầm cảm. Rối loạn hành vi được thấy 9/9 BN. Rối loạn nhịp thức ngủ thấy 8/9 các BN nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng các nghiên cứu khác về hội chứng này. Hội chứng Capgras thường xuất hiện khi bệnh nhân ở mức độ SSTT nặng và trung bình, hiếm khi ở mức độ nhẹ. Các rối loạn cảm xúc và hành vi thường gặp. Nhóm bệnh nhân này thoái triển hoạt động sống nặng nề hơn, tăng nhu cầu nằm viện điều trị [48],[55].