Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG Xem nội dung đầy đủ tại10549344 (Trang 29 - 36)

Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có nghĩa là người vay bị trễ hẹn hoặc không thanh toán. Điều này dẫn đến tổn thất tài chính đối với ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ hoặc thậm chí phá sản. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là khách quan nên ngân hàng không thể loại trừ hẳn chúng mà chỉ có thể hạn chế rủi ro và giữ ở mức mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Vì vậy, để hạn chế được rủi ro ngân hàng cần có những tiêu chí để đo lường mức độ rủi ro đó sao cho phù hợp. Dưới đây sẽ làm một vài tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng thông dụng thường được các ngân hàng thương mại sử dụng. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu lần lượt các chỉ tiêu dưới đây.

1.2.2.1. Phân loại nợ

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Theo thông tư số 09/2014/TT-NHNN thì nợ được chia làm 5 nhóm theo hai phương pháp định tính và định lượng chi tiết như sau:

Nhóm 1- Nợ

đủ

tiêu chuẩn

Nợ chua đến hạn trả

Các khoản nợ quá hạn duới 10 ngày.

Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý

Các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhung có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ Nhóm 3 - Nợ duới tiêu chuẩn Các khoản nợ từ 91 - 180 ngày Các khoản nợ đuợc gia hạn

Các khoản nợ đuợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ

Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lãi lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ có khả năng tổn thất cao Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu

Nợ không có khả năng thu hồi, mất vốn

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh chờ xử lý

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài mong đợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy không thể loại bỏ được hoàn toàn nhưng có thể nghiên cứu để giảm thiểu nó. Muốn dự đoán được ngân hàng cần biện pháp để đo lường, đây là phương pháp nghiên cứu mà ngân hàng nào cũng áp dụng vì nó có ý nghĩa rất to lớn trong công tác quản lý kinh doanh.

Đo lường rủi ro giúp ngân hàng có cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Từ đó giúp ngân hàng giảm thiểu và tránh được những rủi ro không đáng có.

a. Nợ quá hạn

Theo thông tư 09/2014/TT-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản dùng để phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) * 100%

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro càng lớn vì với những khoản

21

nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao làm tăng chi phí của ngân hàng. Với một khoản tín dụng gặp rủi ro ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý.. .do đó làm tăng chi phí thực tế của ngân hàng. Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay từ khách hàng. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của ngân hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. Nợ quá hạn cao cho thấy chất lượng tín dụng thấp.

c. Nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn). Hay nói cách khác, nợ xấu

là các khoản các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố gồm đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ thấp.

d. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu nhóm 3,4,5/Tổng dư nợ) *100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiều đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu lớn phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn.

Với nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) được hiểu là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày tới 180 ngày.

22

Nợ nhóm 4 (khoản nợ nghi ngờ) là nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

e. Số nợ khoản thu đòi ngoại bảng

Tỷ lệ mất vốn = Dư nợ mất vốn/ Tổng dư nợ

Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.

f. Quỹ dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro tín dụng cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng nghĩa là ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro mất vốn. Các chỉ số thể hiện rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ trích lập DPRRTD = Dự phòng RRTD trích lập/ Dư nợ bình quân

Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng mạo hiểm thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Tùy vào mức độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 tới 100% giá trị khoản vay. Như vậy, nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.

Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của hầu hết cả Ngân hàng được thực hiện theo quyết định 493/QD-NHNN và quyết định 18/2007/QD-NHNN của NHNN Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ cụ thể như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.

g. Tổn thất tín dụng

Tỷ lệ xóa nợ = Nợ khó đòi/ Dư nợ bình quân

23

xóa theo quy chế hiện hành đưa ra hạch toán ngoại bảng và được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Nếu tỷ lệ này lớn từ 2% trở lên thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.

1.2.2.3. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng.

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm

cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

Thực hiện đúng theo quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng cụ thể:

Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, trình độ nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng

24

vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay và thời hạn của nguồn vốn huy động.

Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

Đối với các trường hợp chây ì không chịu trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật về thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng.

Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, cho vay. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

Trước khi cho khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay, trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay, giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG Xem nội dung đầy đủ tại10549344 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w