Kiến nghị đối với ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG Xem nội dung đầy đủ tại10549344 (Trang 97 - 100)

Việt Nam và chi nhánh Hai Bà Trưng

Tăng vốn bao gồm: vốn tự có cấp 1, cấp 2, mua lại ngân hàng yếu kém, ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác hỗ trợ với các ngân hàng. Tái cấu trúc lại vốn huy động, theo hướng tăng nhanh phát hành chứng từ có giá (kỳ phiếu, chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu). Loại bỏ khỏi danh mục các khoản đầu tư kém hiệu quả, để nâng cao chất lượng tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở cho chi nhánh thực hiện tốt việc phân loại nợ góp phần quản lý tốt rủi ro. Xây dựng chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá, phân loại khách hàng.

Trong thời điểm hiện nay, khi mà chính phủ và ngân hàng nhà nước thường xuyên đưa ra các quyết định, nghị quyết nhằm ngày càng hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thì ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương chính sách đó để chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện hiệu quả các hoạt động của ngân hàng.

Hội sở chính nên chủ động xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách đồng bộ, kịp thời để chi nhánh có thể áp dụng một các tốt nhất.

Tạo môi trường thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng mối liên kết hỗ trợ giữa các chi nhánh, phòng ban, thường xuyên có sự

83

trao đổi thông tin giữa các chi nhánh. Kiến nghị ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cần mở thêm lớp đào tạo, chia sẻ kiến thức để các cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ hoàn thiện hơn. Hiện nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chi nhánh ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng vẫn chủ yếu áp dụng các biện pháp truyền thống để phòng ngừa rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu cũng như nợ tiềm ẩn rủi ro, đó là thu trực tiếp của khách hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro cho thuê các tài sản đảm bảo, sử dụng nguồn tái cấp vốn của nhà nước, giãn nợ.

Hiện nay, trên thế giới việc sử dụng các công cụ tài chính Forwards, Option, và Swap vào phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là phổ biến. Nhưng hầu như vẫn chưa được áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam. Vì vậy, để quản lý rủi ro tín dụng tốt thì các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như chi nhánh cần tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa, dần đưa vào sử dụng và cung cấp các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Thêm vào đó, cần tăng cường công tác quan hệ quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng từ các ngân hàng khác từ các nước tiên tiến.

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng cần thực hiện tốt chính sách của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đề ra. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và mở rộng đa dạng nguồn huy động, đa dạng nguồn thu và đa dạng khách hàng.

84

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành, ngân hàng nhà nước, ngân hàng TMCP công thương Việt Nam hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh để ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng hoàn thiện tốt hơn công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.

85

KẾT LUẬN

Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp “Vốn” cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng tín dụng, loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả khỏi danh mục ...Tuy nhiên, việc loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là không thực tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Bám sát vào mục tiêu đó, đề tài đã hoàn thành được các nội dung sau:

Thứ nhất, đề tài đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng và kinh nghiệm của một số ngân hàng khác để từ đó rút ra được những bài học cho ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ hai, đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng.

Thứ ba, thông qua việc đánh giá những ưu điểm cũng như các hạn chế cùng với các nguyên nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Đề tài đã nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng.

Tuy nhiên, do khả năng cũng như thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những góp ý từ Quý thầy cô cùng các bạn độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng,

iiBao cáo tổng kết các năm 2015, 2016 và 2017”.

2. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng iiGiao trình tín dụng ngân hàng””, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản lao động- xã hội, 2014.

3. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng ““Ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê, năm 2009.

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến: ‘Giáo trình ngân hàng thương mại””, trường học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, năm 2013.

5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, i Giáo trình tín dụng ngân hàng”, Học Viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2014.

6. Ngân hàng Nhà nước (2014), thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 27 tháng 05 năm 2016.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN, ngày 16/01/2014.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG Xem nội dung đầy đủ tại10549344 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w