Các giải pháp gián tiếp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 80 - 86)

Ngoài các giải pháp trực tiếp đã nêu ở trên, tác giả đề xuất thêm một số giải pháp gián tiếp. Những giải pháp gián tiếp này có tác động lâu dài và ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.

3.2.2.1. Rà soát, hoàn thiện, củng cố, sửa đổi cập nhật hệ thống văn bản, quy

định của Ngân hàng phù hợp với tình hình thị trường ngành ngân hàng

Các ngân hàng thương mại đang không ngừng thay đổi theo hướng hiện đại hoá, tự hoàn thiện mình, giảm dần những dấu hiệu rủi ro, đa dạng thêm các loại hình sản phẩm dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và thị trường. Hệ thống văn bản, quy định của các ngân hàng thương mại cũng đang dần được thay đổi, cập nhật phù hợp, đưa thêm vào các nội dung mới như cập nhật các loại hình doanh nghiệp mới, các ngành nghề kinh doanh mới của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn mới về quản trị rủi ro của ngành ngân hàng thế giới như tiêu chuẩn Basel II, Basel III ...

Hiện tại, hệ thống văn bản, quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã được xây dựng, tổ chức, sắp xếp một cách bài bản. Ban Pháp chế trực thuộc Khối vận hành của Ngân hàng đã xây dựng và quản lý hệ thống văn bản, quy định của Ngân hàng theo sơ đồ hình cây để các đơn vị, phòng ban có thể truy cập, tìm kiếm, tải về và nghiên cứu, áp dụng một cách thuận tiện. Tại Ban Pháp chế có riêng một đội ngũ chuyên cập nhật các văn bản mới vào hệ thống, theo dõi các văn bản hết hiệu lực để đưa vào thư mục

67

riêng và có lưu ý đối với các đơn vị khi sử dụng các văn bản đó.

Việc xây dựng, ban hành các văn bản, quy định thuộc về trách nhiệm của Ban Chính sách và Giám sát tín dụng và Trung tâm Chính sách sản phẩm. Tuy nhiên do thời gian vừa qua lực lượng nhân sự của hai đơn vị này còn mỏng, việc nghiên cứu tình hình nền kinh tế, tình hình doanh nghiệp, tình hình các ngân hàng bạn còn chưa thực sự sát sao dẫn đến các văn bản, quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội luôn đi sau các ngân hàng đối thủ. Các ngân hàng bạn có thể đã có những chính sách, sản phẩm mới, hấp dẫn trong khi SHB chưa có hoặc ngân hàng bạn có những quy định về quản lý rủi ro an toàn trong khi quy định quản lý rủi ro của SHB còn lạc hậu. Từ đó dẫn đến lợi thế cạnh tranh của SHB bị giảm sút; chất lượng quản lý rủi ro của SHB không ứng phó kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Để cải thiện, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát, cập nhật văn bản mới của Ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Trung tâm Marketing cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, cập nhật các loại hình doanh nghiệp mới, các ngành nghề kinh doanh

mới, phân tích và đánh giá cơ hội, rủi ro của ngân hàng khi cấp tín dụng cho

các loại hình doanh nghiệp mới, ngành nghề kinh doanh mới đó. Bên

cạnh đó

cần tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, chương trình, sản phẩm

mới nhất của các ngân hàng đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là các ngân

hàng thương mại cổ phần có cùng quy mô, đặc điểm như MBBank, Techcombank, VPBank, ACB để cung cấp thông tin cho Trung tâm

vốn, trích lập dự phòng, kiểm soát chất lượng tín dụng theo các tiêu chuẩn quản lý rủi ro mới nhất của ngành ngân hàng thế giới như Basel II, Basel III. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh các quy định, quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng cho phù hợp với mục đích làm vững chắc lá chắn phòng ngừa rủi ro, hạn chế khả năng xảy ra nợ xấu, mất cân đối thanh khoản trong tương lai.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất ngân hàng, cải thiện điều kiện

làm việc cho cán bộ nhân viên

Cơ sở vật chất của ngân hàng, điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên là yếu tố hữu hình, có thể nhìn thấy, cảm nhận được một cách thực tế. Hai yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó cũng quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất là hình ảnh, bộ mặt của ngân hàng đối với khách hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại (thể hiện ở vị trí đặt trụ sở, quy mô diện tích, cách bài trí sắp xếp quầy giao dịch, văn phòng làm việc, việc thuận tiện trong việc khách hàng gửi xe, biển hiệu rộng, bắt mắt ...) sẽ có khả năng cao thu hút lượng khách hàng vãng lai, giữ chân khách hàng hiện hữu, tăng tần suất, số lượng khách hàng giao dịch tại quầy, từ đó tình hình kinh doanh sẽ phát triển, tăng trưởng cả về quy mô và lợi nhuận. Ngược lại, ngân hàng có trụ sở ở vị trí không thuận lợi (ở xa trung tâm, giao thông đông đúc, chỗ gửi xe ít, khó đỗ xe, vị trí khuất, bảng hiệu nhỏ, khó nhìn), quầy giao dịch nhỏ, trang thiết bị cũ kỹ, bố trí không hợp lý, không có quầy riêng tiếp khách hàng VIP, không gian chật chội nóng bức thì thường khó có thể gây thiện cảm cho khách hàng, khách hàng sẽ có những đánh giá tiêu cực về chất lượng của ngân hàng, không có cảm giác tin tưởng và muốn về giao dịch. Từ đó kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ đi xuống.

69

bàn ghế, phòng làm việc, phương tiện di chuyển, phương tiện gặp khách hàng. Dễ thấy điều kiện làm việc quyết định năng suất, hiệu quả lao động của người lao động. Điều kiện làm việc tốt làm cho nhân viên tinh thần thoải mái, năng suất lao động tăng, từ đó kết quả kinh doanh của đơn vị tăng. Ngược lại, điều kiện làm việc không được đảm bảo làm tinh thần nhân viên chán nản, không có

động lực làm việc, từ đó kết quả kinh doanh của đơn vị thấp, sụt giảm.

Trong những năm vừa qua, Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của nhân viên trên toàn hệ thống. Hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng đã và đang không ngừng lan tỏa đối với khách hàng. Tuy nhiên do mạng lưới điểm giao dịch của Ngân hàng rộng, việc cập nhật tình trạng cơ sở vật chất của từng điểm giao dịch chưa được kịp thời nên dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất tại một số Chi nhánh, Phòng Giao dịch ở địa bàn xa đã xuống cấp, từ đó ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh tại điểm giao dịch đó.

Để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của Ngân hàng, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Ban Quản lý Xây dựng cơ bản thực hiện rà soát tình hình cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của tất cả các điểm giao dịch trên toàn hệ thống định

kỳ hàng quý.

- Đối với những điểm giao dịch có tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu, cần nhanh chóng trình Ban lãnh đạo phương án sửa

chữa, nâng cấp trong thời gian sớm nhất.

- Mỗi cán bộ nhân viên cần nâng cao ý thức giữ gìn cơ sở vật chất của ngân hàng, sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả, tránh để xảy ra hỏng hóc; dọn

gắn bó với Ngân hàng.

3.2.2.3. Cải thiện, nâng cao chính sách thi đua khen thưởng, cơ chế khuyến

khích người lao động

Ngoài yếu tố cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đã nêu ở trên, một yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động, hiệu quả làm việc của nhân viên là chính sách thi đua khen thuởng, cơ chế khuyến khích nguời lao động của ngân hàng. Ngân hàng có cơ chế động viên, khuyến khích những nhân viên cống hiến, năng suất cao sẽ khiến nguời lao động có cảm giác muốn gắn bó, muốn cống hiến nhiều hơn vì quyền lợi của họ đuợc đảm bảo. Nguợc lại, nếu ngân hàng không có chính sách phúc lợi công bằng, ghi nhận những đóng góp của nguời lao động thì tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên sẽ đi xuống, họ sẽ không còn muốn cống hiến vì có cống hiến, làm việc nhiều hơn thì kết quả cũng không khác gì những cá nhân làm việc bình thuờng khác; từ đó kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ giảm sút, hiệu quả kinh doanh không đuợc đảm bảo.

Ngân hàng thuơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trong vòng 10 năm trở lại đây luôn đuợc biết đến là nơi làm việc có chính sách phúc lợi, thi đua khen thuởng, đãi ngộ rất hấp dẫn trong ngành ngân hàng. Hàng năm nguời lao động của Ngân hàng rất háo hức khi đến những dịp lễ, tết do chính sách khen thuởng của Ngân hàng cao, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến một thực trạng là việc Ngân hàng mới áp dụng hệ thống KPI để đánh giá hiệu quả làm việc của nguời lao động nên còn xảy ra nhiều lỗi, phát sinh một số bất cập nhu tính toán chua chính xác, một số truờng hợp chua có quy định huớng dẫn nên việc chi phúc lợi, khen thuởng nguời lao động còn chua kịp thời, chua ghi nhận đúng kết quả của nguời lao động.

71

người lao động của Ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: - Rà soát những sai sót, lỗi của hệ thống KPI trong việc ghi nhận, đánh

giá kết quả của người lao động; Nghiên cứu việc xây dựng hệ thống

KPI, quy

định hướng dẫn của các ngân hàng thương mại khác đã thực hiện thành công

để sửa đổi hệ thống của SHB cho phù hợp.

- Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực rà soát mặt bằng lương, cơ chế phúc lợi, thi đua khen thưởng của các ngân hàng bạn để so sánh,

nâng cấp

cơ chế của Ngân hàng SHB để có tính phù hợp, cạnh tranh trên thị trường,

hạn chế việc cán bộ nhân viên so sánh, dao động, ảnh hưởng đến tinh thần

làm việc.

3.2.2.4. Cập nhật xu hướng số hóa, công nghệ hóa hoạt động của ngân hàng trong thời đại 4.0

Hiện nay với tốc độ phát triển vũ bão của hệ thống công nghệ thông tin, tất cả các ngành nghề lĩnh vực của nền kinh tế đều đã và đang áp dụng số hóa, công nghệ hóa trong hoạt động của mình. Đây là thời đại của trí tuệ nhân tạo, kỷ nguyên 4.0 nơi mà máy móc có thể thực hiện những công việc của con người, bộ óc điện tử có thể phân tích, dự đoán số liệu trong tương lai với tỷ lệ sai số thấp. Không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã và đang áp dụng việc số hóa, công nghệ hóa trong hoạt động của mình. Có thể thấy ở một số ngân hàng đã áp dụng điểm giao dịch tự động, hoàn toàn không có sự hiện diện của nhân viên mà khách hàng có thể tự mở tài khoản, tự gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền ... Khách hàng của ngân hàng bây giờ chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể thanh toán nhanh chóng các hóa đơn điện, nước, đặt

toán online, xác thực thông minh, thanh toán mã QR, tiền gửi tiết kiệm online, ngân hàng điện tử ... đã được SHB triển khai nhanh chóng, sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để cải thiện hơn nữa chất lượng, tính năng, vấn đề quản lý hệ thống công nghệ thông tin, bắt kịp xu hướng số hóa cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Khối Công nghệ thông tin của Ngân hàng nghiên cứu, nắm bắt các xu thế công nghệ mới của ngành ngân hàng thế giới; các tính năng, sản

phẩm số

hóa của các ngân hàng đối thủ để nghiên cứu, áp dụng cho Ngân hàng SHB.

- Mặt trái của xu thế công nghệ hóa, số hóa là tỷ lệ tội phạm điện tử xảy ra trong ngành ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Hậu quả là nguy cơ

khách hàng bị rút tiền khỏi tài khoản, bị chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản. Chính vì vậy, Khối Công nghệ thông tin, Ban Quản lý rủi ro cần cập

nhật các xu hướng tội phạm công nghệ mới, cập nhật hệ thống kiểm

soát rủi

ro, vá các lỗ hổng giao dịch để hạn chế một cách tối đa khả năng xảy ra thất

thoát, thiệt hại cho khách hàng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w