Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 89 - 97)

Thị truờng tài chính ngày càng phát triển với tốc độ vũ bão, các dịch vụ ngân hàng đuợc cung ứng đến đa dạng chủ thể, tới từng ngóc ngách của thị truờng. Doanh nghiệp cần dịch vụ của ngân hàng và nguợc lại ngân hàng cần khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tháo bỏ rào cản e ngại vay vốn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện về chất luợng dịch vụ, các chính sách về lãi suất, phí luôn hết sức cạnh tranh để cung ứng cho các khách hàng những sự lựa chọn tối uu nhất. Khi doanh nghiệp và ngân hàng hợp tác sâu rộng sẽ vô hình chung thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp đẩy mạnh sản xuất, tăng của cải xã hội và kích thích kinh tế vĩ mô.

Các doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện mình về công tác quản lý, điều hành nội bộ; công tách hạch toán, kế toán, kiểm toán; xây dựng phuơng án sản xuất - kinh doanh khả thi, hiệu quả để khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay, phát hành bảo lãnh, LC thì thời gian thẩm định, ra kết quả phê duyệt của ngân hàng đuợc rút ngắn, tỷ lệ phê duyệt tín dụng thành công cũng sẽ đuợc nâng cao. Ở đây có thể càng thấy rõ mối quan hệ tuơng hỗ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Thông qua mối quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp ngày càng tự hoàn thiện bản thân, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị truờng và việc mở rộng quy mô kinh doanh trong tuơng lai.

Các doanh nghiệp đặc biệt cần lưu ý nghiên cứu, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật về các hoạt động thường nhật của mình như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật tố tụng ... để tự bảo vệ những quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số quy định luật trong hoạt động ngân hàng để tìm hiểu rõ hơn quyền và lợi ích khi quan hệ với ngân hàng, tránh để xảy ra những trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng và pháp luật.

77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luận văn đề cập đến một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Trước hết luận văn nêu lên Định hướng phát triển hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong các năm tiếp theo. Tiếp theo luận văn triển khai một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp, bao gồm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh; giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các chương trình ưu đãi, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp đã ban hành; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lực lượng bán hàng khách hàng doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý việc tuân thủ các quy định, chính sách của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; với Ngân hàng Nhà nước và với hệ thống các doanh nghiệp trong nước.

KẾT LUẬN

Việc mở rộng của hệ thống ngân hàng thương mại trên khắp cả nước không ngừng được đẩy mạnh triển khai, bên cạnh đó các ngân hàng đang dần bắt kịp xu hướng hiện đại hóa để theo kịp đà phát triển của các ngân hàng lớn trên thế giới. Và trong xu thế đó, hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp chính là một trong xu thế quản lý hiện đại cần được nhân rộng vì tính quan trọng và ưu việt của nó. Thiết nghĩ, nếu hoạt động này được hầu hết các ngân hàng thương mại quan tâm và đầu tư, phát triển thì hiệu quả hoạt động, phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ có những bước tiến thực sự.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các cơ sở lý luận về hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp; phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trên thị trường, Luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn đã khái quát những cơ sở lý luận chung nhất về hoạt động quản lý bán hàng và cụ thể là hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp. Luận văn đề cập đến việc xác định hiệu quả của hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp cần dựa trên những chỉ tiêu nào, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó.

Hai là, luận văn đã giới thiệu những nét tổng quan nhất về địa điểm nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Luận văn đi sâu vào vấn đề nghiên cứu, nêu lên thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thông qua thực trạng nhóm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Từ đó luận văn chỉ ra nguyên nhân của các chỉ tiêu chưa đạt hiệu quả.

79

Ba là, luận văn đã nêu lên đuợc định huớng phát triển hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian tới; tập trung vào những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý bán hàng bao gồm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh; giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các chuơng trình uu đãi, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp đã ban hành; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lực luợng bán hàng khách hàng doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý việc tuân thủ các quy định, chính sách của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền; với Ngân hàng Nhà nuớc và với hệ thống các doanh nghiệp trong nuớc.

Trong giới hạn kiến thức của cá nhân bản thân và trong thời gian, điều kiện chua đủ để triển khai đề tài một cách trọn vẹn nhất, bài luận văn thạc sỹ với chủ đề: “Hiệu quả hoạt động quản lý bán hàng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội” của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy, cô bỏ qua những thiếu sót của em.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS.Kiều Hữu Thiện và các thầy, cô trong nhà truờng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện bài luận văn này ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

2. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

3. Phạm Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học

Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

4. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Phát triển, Nhà xuất bản

lao động xã hội, Hà Nội

5. Trần Huy Hoàng (2007), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản

Lao Động Xã Hội, Hà Nội

6. Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng Ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội 7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

Nhà xuất bản Tài chính

8. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội

9. Nguyễn Thị Mùi (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội

10.Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Tài chính

11.Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng

thương mại, NXB Tài chính

81

15.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN

ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử

rủi

ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước ban hành

16.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng,

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

17.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (2010), Quyết định số 195/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2010 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng thương

mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội về việc “Nguyên tắc giao và đánh giá kết quả

kinh doanh của Khối Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn - Hà Nội ”

18.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (2012), Chỉ thị số 2015/CT-TGĐ ngày 03/09/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gòn - Hà Nội về việc: “Thực hiện rà soát, nâng cao trình độ

chuyên môn, năng lực lực lượng bán hàng KHDN trên toàn hệ thống ”

19.Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (2015), Chỉ thị số 1205/CT-TGĐ ngày 14/01/2015 của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

24.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân

sự, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

25.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

26.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

27.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010

28.Tạp chí Chứng khoán Việt Nam qua các năm

29.Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng qua các năm 30.Tạp chí Ngân hàng qua các năm

31.Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm

32.Tạp chí Phát triển kinh tế (trường Đại học kinh tế) qua các năm 33.Lê Thị Hiệp Thương, Hồ Diệu, Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín

dụng

Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông

34.Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê

83

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH SHB ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ CỦA HỘI SỞ

Tên Đơn vị kinh doanh: Ngày lập phiếu:

1. Mức độ thường xuyên phát sinh khó khăn, vướng mắc của ĐVKD cần sự

hỗ trợ của Hội sở?

•Hiếm khi phát sinh (dưới 3 lần một •Ít phát sinh (từ 3 đến 8 lần một

năm) năm)

•Phát sinh nhiều (từ 9 lần một năm •Phát sinh thường xuyên (từ 1 đến dưới 1 lần một tháng) lần một tháng trở lên)

2. Thời gian phản hồi, giải quyết thành công của Hội sở đối với những khó khăn, vướng mắc của ĐVKD?

•Phản hồi, giải quyết nhanh (trong •Phản hồi, giải quyết bình vòng 1 ngày làm việc) thường (từ 2 đến 3 ngày làm

việc)

•Phản hồi, giải quyết chậm (từ 4 •Phản hồi, giải quyết rất chậm ngày đến 1 tuần làm việc) (từ 1 tuần làm việc trở lên)

3. Tỷ lệ phản hồi, giải quyết thành công của Hội sở đối với những khó khăn,

vướng mắc của ĐVKD?

•Rất thấp (dưới 30%) •Thấp (từ 30% đến dưới 50%) •Khá cao (từ 50% đến dưới 80%) •Cao (từ 80% đến 100%)

trợ của Hội sở?

•Không hài lòng •Hài lòng ở mức độ thấp

•Khá hài lòng •Rất hài lòng

5. Góp ý, đề xuất khác của ĐVKD để nâng cao mức độ hỗ trợ của Hội sở đối

84

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 89 - 97)