Kinh nghiệm một số tỉnh, khu vực trong nước VDB Sở giao dịch

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 38)

- Sở giao dịch I là đơn vị thuộc VDB, là một đơn vị có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống và được giao nhiệm vụ thực hiện TDĐT của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, các bộ ban ngành của Trung ương. Trong quá trình quản lý đã có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước và đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Hoạt động TDĐT của Nhà nước qua Sở giao dịch I đã góp phần thúc đẩy đầu tư cho các dự án quan trọng, then chốt của nền kinh tế và các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ (dự án nhóm A) như phát triển ngành dệt may, điện, phát triển bưu chính viễn thông, phát triển cây công nghiệp, khu

công nghiệp, khu chế xuất, phát triển công nghiệp cơ khí, xây dựng quốc lộ và tỉnh lộ. Thông qua việc cho vay TDĐT của Nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, xã hội, thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng CNH, HĐH. Tính đến hết năm 2012 Sở giao dịch I đã thực hiện cho vay được khoảng 200 dự án thuộc khối kinh tế Trung ương và khối kinh tế địa phương với tổng số vốn cam kết lên đến 20.685 tỷ đồng, các dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, sản xuất kinh doanh đã phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội rất thiết thực, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 35.000 lao động, tăng thu NSNN hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu ước tăng trên 100 triệu USD/năm.

+ Tạo tiền đề thúc đẩy các nguồn vốn khác tham gia đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, với tổng số vốn đối ứng cho dự án khoảng 40% ước đạt 8.274 tỷ đồng bao gồm nguồn vốn tự có của chủ đầu tư là 20% và nguồn vốn vay thương mại và các nguồn vốn khác.

+ Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô, đối với địa bàn thủ đô Hà Nội nguồn vốn TDĐT của Nhà nước đã thực sự là kênh huy động vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, nguồn vốn quan trọng này đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất theo định hướng mục tiêu của Đảng và Nhà nước.

- Ngoài một số kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động Sở giao dịch I còn gặp một số khó khăn như mức tăng trưởng dư nợ còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên địa bàn đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, hàng năm dư nợ tín dụng vẫn tăng nhưng không lớn, số dự án triển khai cho vay mới rất ít chưa tương xứng với tiềm năng của Sở giao dịch I, nhu cầu vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế

trên địa bàn Hà Nội rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn để cho vay đầu tư còn hạn chế và nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 6%/tổng dư nợ của Sở giao dịch I.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn- Thái Nguyên

- Chi nhánh khu vực Bắc Kạn- Thái Nguyên có trụ sở chính đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực việt Bắc nói riêng và vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc VDB có nhiệm vụ triển khai thực hiện chính sách

TDĐT, TDXK của Nhà nước trên địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn và đạt được một số kết quả tốt so với các Chi nhánh trong toàn hệ thống, như:

+ Công tác tín dụng đầu tư, đây là công tác trọng tâm của VDB nói chung và chi nhánh nói riêng với tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu như doanh số vốn giải

ngân, dư nợ của vốn TDĐT tăng nhanh qua các năm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương, ước cuối năm 2011 dư nợ TDĐT đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, các dự án đi vào hoạt động góp phần tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động và nộp NSNN hàng năm ước đạt trên 700 tỷ đồng, trong

đó có một số dự án trọng điểm như dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Thái Nguyên của Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam với tổng số vốn tín dụng đầu tư chấp thuận cho vay là 1.195 tỷ đồng, dự án được đầu tư xây

dựng tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai là các huyện miền núi, vùng dân tộc

tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay. Tổng số vốn cấp HTSĐT từ năm 2009 đến năm 2012 ước đạt 35 tỷ đồng với tổng số dự án được cấp HTSĐT là 12 dự án.

+ Công tác Bảo lãnh vay vốn của NHTM, trong 3 năm triển khai công tác bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM từ năm 2009 đến năm 2012 ước đạt tổng mức bảo lãnh là 293 tỷ đồng với tổng số 23 doanh nghiệp được bảo lãnh.

- Mô hình hoạt động của Chi nhánh có hiệu quả, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của TDĐT và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. VDB nên nhân rộng và triển khai theo mô hình hoạt động này thì nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước sẽ được bảo toàn và quay vòng nhanh hơn, giảm gánh nặng cho NSNN hàng năm.

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w