Kiến nghị với VDB

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 114)

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các chi nhánh trong tổ chức triển khai công tác kiểm

tra và khắc phục sau kiểm tra, đảm bảo các sai sót phát hiện sau kiểm

hướng: tổ chức các đoàn kiểm tra chéo giữa các chi nhánh do lãnh đạo Ban kiểm tra nội bộ là trưởng đoàn nhằm tăng cường kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ của mỗi cán bộ, mỗi chi nhánh, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, để cán bộ trực tiếp đi kiểm tra có nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, xây dựng chương trình phần mềm tin học tổng hợp kết quả tự kiểm tra và chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm tra của các đơn vị trong toàn hệ thống theo định kỳ, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về tiến độ khắc phục các sai sót đã phát hiện qua công tác kiểm tra của các chi nhánh, từ đó giúp VDB có biện pháp điều hành kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, dựa trên các chỉ số tài chính trong báo cáo tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh

thực tế hiện tại của ngân hàng theo từng loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Theo đó, hệ thống này

bao gồm các chỉ tiêu sau: các cơ sở pháp lý cho việc thành lập doanh nghiệp

và đăng ký ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các chỉ tiêu kinh tế trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài sản đảm bảo, khả năng thực hiện nghĩa

vụ theo cam kết, uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ với các TCTD, khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động của môi trường kinh doanh. Kết quả

này là cơ sở xếp hạng cụ thể với khách hàng, để VDB xác định giới hạn tín

ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của VDB. Mặt khác, VDB phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu nhập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế xã hội, tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận quản lý rủi ro ở Hội sở chính và ở các chi nhánh. Mô hình quản lý rủi ro bao gồm Ban quản lý rủi ro tại Hội sở chính và phòng quản lý rủi ro ở tại các chi nhánh. Trong đó, bộ phận quản lý rủi ro phải hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện phương án tái cấu trúc toàn hệ thống theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của đất nước, có chiến lược phát

triển rõ

ràng, cụ thể. Hạn chế tối đa quá trình hợp nhất, sáp nhập giữa các chi nhánh

với nhau hoặc khi sáp nhập rồi sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động lại

tách ra để sáp nhập, hợp nhất với chi nhánh khác. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng

rất lớn đến tâm lý, gây hoang mang cho cán bộ viên chức, gây phiền hà cho

khách hàng khi trong một thời gian ngắn phải liên tục ký các thủ tục

thay đổi

về hồ sơ giao dịch với ngân hàng. Trong trường hợp, khi các chi nhánh hợp

nhất, sáp nhập sau một thời gian hoạt động mà không có hiệu quả như mong

Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng ngồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng. Có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa nguồn nhân lực, đa dạng hoá các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường cử cán bộ ra nước ngoài học tập, hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trong tâm, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, quản lý rủi ro. Phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nhân lực (chiến lược phát triển và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực). Mặt khác, cần phải ban hành quy định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong trường hợp xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân

hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang đã nêu ở chương 2, chương 3 của

luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu

tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang nói riêng và VDB nói chung. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp này trong thực tế thì luôn cần có sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan. Do vậy, luận văn đã đưa ra được những kiến nghị với Chính

KẾT LUẬN

Từ năm 2009 đến năm 2012, hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo vốn mồi để huy động thêm nguồn vốn trong nền kinh tế dành cho đầu tư phát triển, góp phần tích cực vào quá trình đầu tư các dự án nhằm phát triển kinh tế, xã hội và là nhân tố góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho một số ngành trên địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế và vướng mắc về cơ chế huy động vốn, công tác cho vay và thu hồi nợ vay, công tác hỗ trợ sau đầu tư. Vì vậy, hoạt động TDĐT của Nhà nước tại chi nhánh chưa thực sự ổn định và hiệu quả, việc bảo toàn ngồn vốn hiện đang gặp rất nhiều khó khăn làm hiệu quả của hoạt động TDĐT phát huy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của hai tỉnh. Với mong muốn nâng cao hiệu quả TDĐT của Nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang trong thời gian qua, đánh giá rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Trong đề tài nghiên cứu đã mạnh dạn đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang cần được triển khai và thực hiện trong thời gian tới. Việc áp dụng và thực hiện những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của chi nhánh sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, kết hợp với cơ chế kiểm soát, kiểm tra tín dụng chặt chẽ

giúp sử dụng vốn đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời, những giải pháp đó có thể là tiền đề, là cơ sở để chi nhánh vận dụng, áp dụng được vào thực tiễn hoạt động hiện nay và hiệu quả hoạt động tín dụng từng bước được cải thiện, hạn chế rủi ro, quay vòng được đồng vốn nhanh hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của hai tỉnh phát triển. Đồng thời, hy vọng rằng với những đóng góp nhỏ bé đó sẽ đem lại hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang trong thời gian tới. Song do thời gian có hạn, khả năng và trình độ còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô và các bạn quan tâm đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w