Nguyên nhân từ Chi nhánh khu vực Bắc Ninh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 81)

Do sắp xếp lại tổ chức

Việc sáp nhập hai chi nhánh cấp tỉnh thành chi nhánh khu vực đã làm cho cán bộ viên chức của chi nhánh lo lắng một số cán bộ có kinh nghiệm đã xin chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc bỏ việc. Vì thế ở Phòng giao dịch, khối lượng công việc vẫn như cũ nhưng số cán bộ ít đi, thiếu cán bộ có nghiệp vụ giỏi đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nhất là công tác thu hồi nợ vay. Sự phân cấp hoặc uỷ quyền của chi nhánh cho phòng giao dịch thực hiện nghiệp vụ không ổn định, còn quá nhiều hạn chế đã làm cho tính chủ động trong công việc của nhân viên chưa được phát huy. Từ năm 2009 đến năm 2012, phòng giao dịch không khai thác được một dự án mới nào vay vốn TDĐT trên địa bàn. Công tác bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM không được tích cực triển khai. Công tác HTSĐT chỉ tiến hành cấp đối với các dự án cũ. Có thể nói, sự xáo trộn tổ chức đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động TDĐT của chi nhánh. Nếu VDB không có hướng chỉ đạo kịp thời sẽ làm giảm hiệu quả của chủ trương sáp nhập.

Do ý thức của cán bộ nhân viên về công tác huy động vốn chưa chủ động

Tín dụng đầu tư của Nhà nước có thời hạn cho vay chủ yếu là trung và dài hạn với lãi suất cho vay ưu đãi nên rất khó tài trợ bằng nguồn vốn huy động thị trường. Trên thực tế thời hạn huy động vốn của chi nhánh thường ngắn hơn thời hạn cho vay rất nhiều, nguồn vốn huy động chủ yếu dưới 12 tháng. Về cơ bản, nguồn vốn chi nhánh huy động được hầu như chỉ đáp ứng cho vay ngắn hạn. Do vậy, phần lớn cán bộ của chi nhánh tập trung vào hoạt động huy động để hoàn thành kế hoạch cấp trên giao mà chưa thực sự quan

tâm đến việc tính toán, cân đối giữa nguồn vốn huy động và mục đích sử dụng nguồn vốn huy động. Hơn nữa, việc huy động vốn của chi nhánh thường dựa trên các mối quan hệ qua lại và vì các mục tiêu thi đua, tiền lương, tiền thưởng nên không mang tính bền vững và ổn định.

Trình độ, năng lực và ý thức thẩm định dự án của cán bộ còn hạn chế

- Trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng thẩm định về tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ dự án, về việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục đầu tư, về sự hợp lý của tổng mức đầu tư cũng như phân tích đánh giá năng lực tài chính của CĐT còn hạn chế. Chẳng hạn, một số dự án tại chi nhánh đã được CĐT xin điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư, một số dự án đề nghị vay bổ sung do tổng mức đầu tư tăng hoặc do điều chỉnh bổ sung thêm quy mô đầu tư nhưng việc thẩm định và báo cáo kết quả của chi nhánh chỉ dựa trên văn bản báo cáo của CĐT, không có hồ sơ báo cáo về tổng mức đầu tư điều chỉnh hoặc báo cáo bổ sung điều chỉnh quy mô dự án khiếm khuyết này là do cán bộ thiếu sâu sát, yếu kém năng lực và chưa tích cực hỗ trợ CĐT.

- Khả năng hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành nghề của cán bộ còn hạn chế dẫn đến việc xác định các thông số, các điều

kiện tính

toán hiệu ích dự án chưa đúng, chưa sát với thực tế thực hiện. Việc tiếp cận,

cập nhật công trình, cập nhật các thông tin thực tế về dự án như tình

hình triển

khai thực hiện dự án, liên quan tới địa điểm dự án còn chưa trở thành hoạt

động thường xuyên của một số cán bộ.

- Tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định của một số cán bộ chưa cao, nguồn nhân lực thẩm định tại chi nhánh còn mỏng, không đáp ứng

quy định (có một số doanh nghiệp thành lập mới, chủ đầu tư chưa qua lĩnh vực đầu tư, nhưng kết luận về người đứng đầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, nhiều báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp dùng vốn vay lưu động để đầu tư dài hạn, hoặc vốn chủ sở hữu không đủ tham gia đầu tư dự án nhưng kết luận tài chính của doanh nghiệp lành mạnh).

- Trong những năm qua, chi nhánh đã bị ảnh hưởng nhất định từ các áp lực chung trong hệ thống VDB (bao gồm cả yêu cầu về thành tích) dẫn

đến xu

hướng nới lỏng, thậm chí cho vay thông thoáng quá mức (nhiều dự án không

đầy đủ hồ sơ, tổng mức đầu tư không đủ cơ sở để đánh giá, chưa có đủ nguồn

vốn góp của các cổ đông để hình thành vốn chủ sở hữu cũng cho vay. Thậm

chí nội dung số liệu giữa các tài liệu có trong hồ sơ của một số dự án mâu

thuẫn với nhau, một số chỉ tiêu như số lao động của doanh nghiệp lấy

theo số

liệu báo cáo của CĐT, chưa dẫn chiếu được căn cứ để thẩm định đánh

giá tính

xác thực).

- Chi nhánh còn vướng mắc trong các tình huống không đồng nhất giữa cơ chế cho vay thương mại và cơ chế quản lý vốn Nhà nước (tuân thủ quy

định lập, thẩm định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc áp dụng

luật đấu

thầu). Một số trường hợp chưa đủ điều kiện vẫn được chấp thuận cho vay

giữ sổ đỏ của tài sản gắn liền với đất nên rất khó khăn trong việc thu hồi nợ cũng như xử lý tài sản bảo đảm. Việc thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay ở chi nhánh chưa được thực hiện một cách bài bản. Đến nay, chi nhánh vẫn dựa vào văn bản hoặc mẫu của NHTM để thực hiện. Đối với các dự án có nợ xấu cần xử lý, chi nhánh chưa chủ động đề xuất VDB về các phương án xử lý tài sản đảm bảo. Việc kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo định kỳ chưa được chi nhánh thực hiện thường xuyên. Tất cả các yếu kém đó vốn dĩ vẫn tồn tại là do cơ sở pháp lý, chế tài chưa hoàn thiện.

Công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế

- Hoạt động kiểm tra, giám sát được coi là công cụ phát hiện những sai sót, ngăn ngừa và chấn chỉnh các sai sót trong tất cả các nghiệp vụ của chi

nhánh. Tuy nhiên, do cán bộ được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra ít, trước

khi thành lập chi nhánh khu vực, mỗi chi nhánh chỉ bố trí một cán bộ, khối

lượng công việc nhiều, hầu như phải thực hiện kiểm tra tất cả các

nghiệp vụ

tại chi nhánh. Chính vì thế, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa sâu, chưa thường xuyên, không phát hiện kịp thời những sai sót nên chất lượng tín dụng

chưa cao. Mặt khác, công việc kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi đã thẩm

định, chấp thuận cho vay và giải ngân. Vì vậy, việc kiểm tra không phát hiện

và ngăn ngừa những sai sót trong quá trình tác nghiệp hoặc nhiều sai sót không thể khắc phục. Chẳng hạn, nhiều gói thầu có giá trị trên 1tỷ đồng nhưng áp dụng hình thức chỉ định thầu, giá trị dự toán trong quyết định

các cán bộ thuộc phòng nghiệp vụ chủ yếu dựa trên những báo cáo của doanh nghiệp, số lần xuống đơn vị kiểm tra thực tế ghi sổ rất ít, tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích diễn ra nhiều hoặc tạm ứng tiền mua thiết bị nhưng không thực hiện. Việc bám sát các dự án không thường xuyên nên chưa đôn đốc kịp thời các nguồn thu của CĐT để thu hồi nợ vay (thậm chí, dự án chuyển đổi CĐT nhưng chi nhánh không nắm bắt kịp thời, chủ đầu tư tổ chức điều chuyển tài sản bảo đảm tiền vay nhưng chi nhánh không phát hiện). Đây là những nguyên nhân gây ra những khoản nợ quá hạn khó đòi, nợ xấu của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w