TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN Ý YÊN (Trang 54)

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN Ý YÊN 2.1.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt

Nam chi nhánh huyện Ý Yên

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ý Yên Yên là một trong số ngân hàng chi nhánh loại II hạng II trong tổng số 29 chi nhánh chính thức xếp hạng 2 toàn hệ thống và trực thuộc Agribank Bắc Nam Định. Agribank huyện Ý Yên hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản riêng, đại diện theo ủy quyền của Agribank Bắc Nam Định, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Bắc Nam Định.

Agribank huyện Ý Yên có trụ sở chính đóng tại trung tâm huyện Ý Yên gồm 11 xã và thị trấn trong đó có 2 xã đã bàn giao cho Agribank Nam Ý Yên từ ngày 01/07/2019. Phòng giao dịch Yên Thắng đóng tại xã Yên Thắng nay chuyển thành Agribank Nam Ý Yên từ ngày 01/05/2018. Phòng giao dịch Yên Chính đóng tại Yên Chính phục vụ vốn cho 10 xã miền bắc huyện. Phòng giao dịch đầu tư vốn làng nghề Yên Ninh phục vụ chính cho nhu cầu vốn của địa bàn 2 xã làng nghề là Yên Tiến và Yên Ninh.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Ý Yên

Huyện Ý Yên là vùng đất cổ, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định, có 32 làng nghề với hàng nghìn hộ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, có nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Đúc đồng Tống Xá, đúc đồng Vạn Điểm, đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, mây tre đan xuất khẩu ở Yên Tiến, sản xuất đồ gỗ ở xã Yên Ninh. Đặc biệt, làng nghề truyền thống La Xuyên và Ninh Xá, xã Yên Ninh có lịch sử phát triển gần nghìn năm tuổi, nổi tiếng với nghề mộc và nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trong quy hoạch phát triển kinh tế huyện Ý Yên, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ rõ phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá năm 2010) bình quân thời kỳ 2015 - 2020 đạt trên 17%/năm, thời kỳ 2021- 2030 đạt trên 19%/năm, trong đó trọng tâm là các ngành nghề, như: cơ khí đúc và gia công kim loại, đồ gỗ mỹ nghệ, khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường (UBND tỉnh Nam Định, 2015).

Cơ cấu kinh tế của huyện đuợc chuyển dịch theo huớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thuơng mại - dịch vụ. Thế mạnh kinh tế làng nghề (đúc đồng, gỗ mỹ nghệ, sơn mài...) của huyện đuợc phát huy mạnh mẽ. Trên lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã hình thành vùng trồng lúa chất luợng cao với diện tích 7.943ha, chiếm 60,3% diện tích gieo cấy toàn huyện; hình thành vùng sản xuất cây màu với diện tích 2.944 ha, chiếm 57,5% diện tích trồng màu toàn huyện. Huyện cũng đã hình thành đuợc 8 cánh đồng lớn (quy mô từ 20 ha trở lên), với tổng diện tích 320 ha. Giá trị bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 86,22 triệu đồng. Kinh tế phát triển giúp nhiều lao động nông thôn trong huyện có thêm việc làm, thu nhập. Đời sống vật chất, tinh thần của nguời dân địa phuơng đuợc nâng lên. Trong đó, thu nhập bình quân đầu nguời đã tăng từ 11,74 triệu đồng (năm 2010 ) lên 44,92 triệu đồng (năm 2018 ); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống duới 1%... Đến hết năm 2018, 100% số xã trong huyện thực hiện đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới Quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đuợc, Ý Yên cũng còn nhiều khó khăn. Cụ thể, mật độ dân số và tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp còn khá cao, tỷ lệ lao động có tay nghề cao còn thấp chua đáp ứng đuợc yêu cầu của quá trình phát triển và hội nhập. Lực luợng lao động dồi dào song cũng là áp lực cho giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Tình trạng ô nhi ễ m môi truờng vẫn còn xảy ra, nhất là môi truờng ở các làng nghề, cụm công nghệp.

Với những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, đặc điểm dân cu nhu trên sẽ ảnh huởng đến quy mô và tốc độ tăng truởng vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí huy động vốn, sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn... Qua đó, ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn của Agribank Ý Yên.

7 8 9

Giá trị

% Giá trị %

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Huyện Ý Yên giai

đoạn 2017 - 2019

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng như đảm bảo nguồn vốn hoạt động, Agribank Ý Yên đã linh hoạt trong kế hoạch huy động vốn. Từ năm 2017 đến năm 2019, nguồn vốn huy động tại chi nhánh khá ổn định. Sở dĩ có được kết quả này là do kể từ năm 2017 đến nay Agribank Ý Yên đã nâng cao chất lượng thanh toán, đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm huy động vốn có tính hấp dẫn cao như tiết kiệm dự thưởng, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao.

Năm 2017 đánh dấu kỷ lục về tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế nước nhà, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại, dịch vụ du lịch. Lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%. Tuy nhiên bội chi ngân sách, năng suất lao động thấp, thiên tai vẫn là những thách thức lớn đối với nền kinh tế. Nhờ các giải pháp kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện nên lượng tiền huy động vốn đạt 2.051,8 tỷ đồng, tăng 407,3 tỷ so với năm 2016. Năm 2018 do có sự chia tách chi nhánh nên lượng tiền gửi chỉ tăng 73,3 tỷ so với năm 2017, đạt 2.125,1 tỷ đồng.

Năm 2019 tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại, chính trị làm gia tăng sự bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới niềm tin kinh doanh, đầu tư và thương mại. Với sự điều hành của Chính phủ, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cơ bản ổn định, đóng góp quan trọng vào huy động vốn phát triển kinh tế, nguồn tiền gửi chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh trở lại, đạt 2.487,2 tỷ đồng, tăng 362,1 tỷ so với năm 2018.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Nghiệp vụ cho vay cũng là một trong những hoạt động truyền thống và có thế mạnh của Chi nhánh. Agribank Ý Yên luôn chủ động điều hành, linh hoạt và kịp thời đối với hoạt động cho vay. Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam về định hướng hoạt động tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao. Bên cạnh đó chi nhánh thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo theo đúng quy định, tiến hành rà soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493 của NHNN. Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động cho vay của Agribank Ý Yên giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng, %

2 6 9 Doanh số thu nợ 3.14 5 3.31 0 3.41 5 165 5,2 105 3,2

trị Tổng dư nợ 2.33 6 2.16 8 2.22 7 (168) (7.2) 59 2.7 Nợ xấu 19,9 9 80 7^ 16 3^ (11.92) (59.6) 8.2 3 102 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.8 6 0.3 7 0.7 3 (0.48) 0.3 6

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh Agribank Y Yên năm 2017-2019)

Năm 2017, 2018 kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu tăng mạnh, thặng dư cán cân thương mại, khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét. Hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng và Agribank cả nước nói chung di ễ n ra theo chiều hướng tích cực: tổng dư nợ năm 2017 là 2.336 tỷ đồng tăng 366,3 tỷ đồng so với năm 2016.

Dư nợ năm 2018 giảm 168 tỷ so với năm 2017, đạt 2.268 tỷ đồng là do trong năm 2018 có sự chia tách chi nhánh trong Agribank Bắc Nam Định. Theo đó, Agribank chi nhánh Ý Yên đã chuyển giao 11 địa bàn xã cho chi

49

nhánh mới là Agribank Nam Ý Yên.

Năm 2019 chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên do bối cảnh kinh tế diến biến phức tạp,dịch tả lợn châu phi hành hoành, với nhiều chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng đã được ban hành. Nên tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thấp, tăng nhẹ là 59 tỷ đồng (+2,7%) so với năm trước, giảm đi nhiều tập trung ở doanh nghiệp 61,6 tỷ đồng (-10,7%) so với năm 2018.

Tăng trưởng tín dụng cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Công tác

thẩm định, kiểm tra kiểm soát vốn vay luôn được tăng cường và đảm bảo đúng quy trình, quy chế cho vay để việc hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cho Ngân

hàng và khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu qua 5 năm của Chi nhánh đang ở mức dưới ngưỡng an toàn là 3%/ tổng dư nợ (Theo điểm b, điều 11, thông tư 22/2019/TT-

NHNN ngày 15/11/2019). Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả kinh doanh do khách hàng đem lại để có kế hoạch bố trí vốn tín dụng cho

các khách hàng tốt, có sử dụng nhiều dịch vụ. Hàng tháng và hàng quý chi

nhánh Đơn vị: Tỷ đồng,

Tổng thu nhập 212,5 5 218,8 0 228,0 5 62 5 2,86 9,25 4,1 Thu từ lãi 204,4 2 208,7 1 218,11 42 9 2,06 9,4 4,3 Thu dịch vụ 7,53 832 872 07 9 9,5 0,4 4,6

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh Agribank Y Yên năm 2017-2019)

50

2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác

Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với Agribank, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng của Agribank Ý Yên đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm qua, năm 2017 mức thu dịch vụ ròng đạt 7,53 tỷ VNĐ, năm 2018 đạt 8,32 tỷ VNĐ tăng 9,5% so với năm 2017. Năm 2019 thu dịch vụ đạt 8,72 tỷ VNĐ, tăng 4,6% so với năm 2018. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ ngày càng tăng trong tổng nguồn thu của chi nhánh.

Bảng 2.3. Tỷ trọng thu nhập tại Agribank Ý Yên từ năm 2017 - 2019

chuyên nghiệp hoá trong công tác nghiên cứu, triển khai thử nghiệm và triển khai đại trà các sản phẩm. Trong các năm qua đã đưa vào triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn liền nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng. Đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới máy ATM và POS, tăng cường chất lượng các dịch vụ truyền thống.

+/- % +/- %

Tổng nguồn vốn 2.336 ,2

2.168,4 2.487,7 -167,8 -72 319,3 14,7

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH HUYỆN Ý YÊN

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vốn có tầm quan trọng rất lớn trong các ngân hàng thương mại cũng như Agribank, công tác huy động vốn rất được ngân hàng chú trọng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển, Ngân hàng cần có cơ sở vốn vững mạnh. Bởi muốn hoạt động kinh doanh, cho vay và đầu tư, Ngân hàng chủ yếu lấy từ hoạt động huy động vốn. Phương châm của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, đa dạng nguồn vốn bằng cách đa dạng hình thức huy động, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Từ năm 2017 trở lại đây, tình hình lãi suất huy động có nhiều biến động, theo xu hướng giảm gây khó khăn cho công tác huy động vốn. Tuy nhiên với sự

nỗ lực của toàn bộ cán bộ và sự điều hành linh hoạt của ban lãnh đạo Agribank Ý Yên đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là tập trung duy trì nền khách hàng huy động vốn hiện có của chi nhánh và đặc biệt đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ dân cư, quan tâm phục vụ tốt đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh

doanh. Nhờ đó, nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm.

Giai đoạn 2017-2019 kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại, nền kinh

tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối hoạt động thông suốt. Nắm bắt cơ hội ấy Ban Giám đốc

cũng gặp không ít khó khăn trong việc tăng trưởng vốn.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Agribank Ý Yên qua các năm như sau:

Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn huy động qua các năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Y Yên năm 2016- 2019)

Năm 2016 nguồn vốn huy động tại Chi nhánh là 1.644,5 tỷ đồng. Năm 2017 NHNN đã ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, dẫn đến mặt bằng lãi suất huy động giảm. Với vị thế là một trong bốn NHTM Nhà nước, Agribank là ngân hàng tiên phong trong công tác giảm mặt bằng lãi suất để

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cu, Agribank Ý Yên đã đưa ra nhiều chương trình hình thức khuyến mại đối với người gửi tiền như: “tri ân khách hàng”, “xuân về thêm may mắn”.... Kết quả cuối năm 2017, huy động vốn của Agribank Ý Yên vẫn ghi nhận tăng trưởng khả quan khi đạt 2.051,8 tỷ đồng, tăng 407,3 tỷ đồng tương đương 24,8% so với năm 2016. Nguồn vốn huy động chiếm 87,83% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.

Đến năm 2018, nguồn vốn huy động chỉ tăng lên một lượng nhỏ là 73,3 tỷ đồng so với năm 2017, đạt 2.125,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không phải do hoạt động của chi nhánh kém hiệu quả mà do tháng 05/2018 một phòng giao dịch của Agribank Ý Yên là PGD Yên Thắng đã tách ra thành một chi nhánh mới là Agribank Nam Ý Yên - chi nhánh loại II trực thuộc Agribank Bắc Nam Định. Tại thời điểm tách chi nhánh, số vốn huy động được Agribank Nam Ý Yên mang theo là 622,3 tỷ đồng. Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động lại tăng lên nhanh chóng khi chiếm 98% trên tổng nguồn vốn của chi nhánh.

Sang năm 2019 với sự nỗ lực của cả chi nhánh, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã có dấu hiệu tốt hơn, tăng 17% so với năm 2018, tương đương 362,1 tỷ đồng, đạt 2.487,2 tỷ đồng. Vốn huy động vẫn giữ vai trò quan trọng khi chiếm tỷ

trọng lớn trên tổng nguồn vốn, đạt đến 99,98% tổng nguồn vốn của Chi nhánh.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng và từ đó ảnh hưởng đến việc xác định chi phí đầu ra, tức là lãi suất cho vay của ngân hàng. Nói cách khác, cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Cơ cấu huy động vốn phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Nếu cơ cấu nguồn vốn huy động không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn sẽ không tối ưu được dư nợ tín dụng và đầu tư. Trong tổng nguồn vốn tại Chi nhánh, vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi của Chi nhánh theo loại tiền tệ, loại hình và thời hạn có những thay đổi đáng kể qua các năm.

Bảng 2.5. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tại Agribank Ý Yên

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN Ý YÊN (Trang 54)