Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 28 - 31)

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự khắc phục những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đồng thời có thể phát huy những nhân tố có tác động tốt.

Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: DNNN có quy mô càng lớn thì việc quản lý hoạt động càng phức tạp. Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống kế toán tài chính, công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

Trình độ và năng lực của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ nhịp nhàng giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, ngược lại trình độ quản lý vốn yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh như: lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cầu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức công tác thu hồi nợ, tránh lãng phí.

Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên: Đội ngũ nhân viên là nhân tố nòng cốt có tác động đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh: Chiến lược hoạt động là định hướng quan trọng, thể hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Từ những chiến lược đề ra, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh riêng trong từng thời kỳ để đồng vốn bỏ ra đạt được hiệu quả cao nhất.

Cơ cấu vốn: Là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm. Cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngược lại, một cơ cấu vốn không hợp lý sẽ kéo theo việc sử dụng vốn lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Phương thức tài trợ vốn: Liên quan trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm rủi ro tài chính, năng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Quyết định đầu tư: là việc lựa chọn phương án đầu tư, sử dụng vốn. Những phương án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại. Do vậy, câu hỏi đặt ra đối với các nhà tài chính là nên lựa chọn phương án đầu tư như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Chính sách tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kỳ hạn thanh toán. Mặt khác, kỳ hạn thanh toán chi phối nợ phải thu và nợ phải trả. Việc tổ chức xuất giao hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán thu tiền bán hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề lao động: Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với một người quản lý giỏi, không những sẽ đưa ra được một quy trình quản lý vốn chặt chẽ mà còn tận dụng được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ tay nghề của người lao động cũng rất quan trọng trong việc năng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài sản... từ đó tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị là một

yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp. Việc đi đầu trong cuộc chiến về ứng dựng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho doanh nghiệp. Và nguợc lại, doanh nghiệp nào lạc hậu sẽ bị thụt lùi, rơi vào tình trạng phá sản.

Uy tín của doanh nghiệp: Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh huởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Công ty tạo đuợc uy tín cao chắc chắn sẽ có nhiều đối tác, vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị truờng.

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh huởng đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định. Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tùy tình hình thực tế của mình để nắm bắt phân tích mức độ, chiều huớng tác động, trên cơ sở đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng những ảnh huởng tích cực cũng nhu hạn chế những tác động tiêu cực của từng nhân tố để bảo toàn, phát triển vốn mà không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM

2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinhdoanh của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w