Thống nhất việc phân loại và xếp hạng nợ xấu
Ngân hàng nhà nuớc cần triển khai thực hiện phân loại nợ để thống nhất việc phân loại nhóm nợ các khách hàng, tránh truờng hợp các ngân hàng hiện nay vẫn giấu nợ xấu, thông qua điều chỉnh xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay, vẫn có tình trạng doanh nghiệp đuợc phân loại nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở ngân hàng này, nhung lại đuợc phân loại và xếp nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) ở ngân hàng khác, dẫn đến khó khăn trong việc bán nợ xấu khi thiếu sự hợp tác và thống nhất giữa các tổ chức tín dụng đồng tài trợ vốn. Khi đã có sự thống nhất về cách phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu thì quy định buộc các tổ chức tín dụng phải bán nợ nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới phát huy đuợc hiệu quả, buộc các tổ chức
tín dụng phải thực hiện bán nợ, làm tăng cung của thị trường.
Khi các ngân hàng thương mại buộc phải bán nợ thì DATC là một trong những lựa chọn hàng đầu, điều đó góp phần giúp công ty ổn định doanh số của Bộ Tài chính đặt ra, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được cấp để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng
Để quá trình xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các bên liên quan, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, DATC, VAMC, chính quyền địa phương, công an, toà án....Chính vì vậy cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, VAMC trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán nợ, xử lý nghiêm theo thẩm quyền quy định đối với các vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng có nợ xấu cao chủ động xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đứng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Rà soát đánh giá các khách hàng khó khăn để đề xuất, quyết định miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định. Kiểm soát tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hướng đầu tư, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Phát triển hệ thống thông tin tín dụng quốc gia và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực kinh tế để hỗ trợ cho quá trình giám sát và cảnh báo rủi ro tín dụng, nợ xấu phát sinh.
Sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về hoạt động tín dụng theo hướng đảm bảo phải có sự tham gia vốn hợp lý của chủ đầu tư trong các dự án đầu tư; nâng cao nguyên tắc, kỷ luật thị trường trong hoạt động tín dụng; công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của thị trường, nhà đầu tư và người gửi tiền đối với hoạt động tín dụng; tăng cường hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với cổ đông lớn và người có liên quan; phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động
tín dụng; tăng cường trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát và ban điều hành đối với hoạt động tín dụng.
Điều hành linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, ổn định tỷ giá để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng và bảo đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Ban hành và triển khai các nguyên tắc, chuẩn mực an toàn hoạt động tín dụng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Triển khai tái cơ cấu, kiên quyết xử lý dứt điểm và loại bỏ những tổ chức tín dụng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn hệ thống.
Xây dựng một hệ thống thông tin ngân hàng công khai và hiệu quả, hỗ trợ kịp thời các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, những định hướng chính sách lớn của ngành để có điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng trở lại, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, tổ chức tín dụng, tổ chức tham gia mua bán, xử lý nợ xấu phải áp dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý, thu hồi nợ xấu trong đó phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung được coi như một giải pháp đột phá.
Từ thực trạng hoạt động tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời đưa ra những kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý vĩ mô tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền việc sử dụng vốn bao gồm vốn luu động và vốn cố định. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu huớng đến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, vai trò của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Sau quá trình nghiên cứu về Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, kết hợp với kiến thức đã học, tác giả đã hoàn thành bài luận văn của mình. Luận văn đi sâu vào tìm hiểu và phân tích thực trạng sử dụng, hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian qua. Việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích hoạt động vốn của Công ty cho thấy Công ty đạt đuợc những thành tích đáng khích lệ nhu: hiệu quả kinh doanh cao; đời sống công nhân viên không ngừng đuợc cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kết quả đã đạt đuợc hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, tác giả mạnh dạn đua ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đây là một vấn đề phức tạp về lý luận cũng nhu thực tiễn và thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi đuợc sai sót. Tác giả rất mong nhận đuợc sự chỉ dẫn của các thầy cô, các nhà nghiên cứu kinh tế.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Học viện Ngân hàng đã truyền thụ và nâng cao kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cảm ơn PGS.TS.Kiều Hữu Thiện đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt khoa học và thực tiễn trong quá trình triển khai làm luận văn. Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đã giúp tôi trong quá trình thu thập, tìm hiểu tài liệu và hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và 03 năm gần nhất (năm 2017, 2018, 2019).
2. Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018, 2019 của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
3. Báo cáo thuờng niên năm 2017, 2018, 2019 của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
4. Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và kế hoạch năm 2018. 5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và kế hoạch năm 2019. 6. Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
7. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
8. Bộ Tài chính (2009), Thông tu 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính huớng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
9. Bộ Tài chính (2015), Thông tu 135/2015/TT-BTC ngày 31/08/2015 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
10. Bộ Tài chính (2017), Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ ban hành Nghị định về việc chuyển doanh nghiệp nhà nuớc và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nuớc đầu tu 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
11. Bộ Tài chính (2019), Thông tu huớng dẫn bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nuớc có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
12. Bùi Thị Bích Thuận (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty cổ phần Kinh đô, Luận văn thạc sĩ, truờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Các Quy định, Quy trình, văn bản ban hành nội bộ của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
14. Cao Văn Ke (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Học viện Tài chính.
15. Một số website : http://datc.vn/ ; https://www.mof.gov.vn/
16. Nguyễn Thu Hương (2016), Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Học viện Tài chính.
17. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Tùng (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than - Vinacomin, Luận văn thạc sĩ, trường Học viện Tài chính.
19. Võ Thị Thanh Thủy (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nằng, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nằng.
20. Vũ Thanh Hương (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ’ ’, Tạp chí tài chính - Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính.