Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 93 - 95)

Quốc hội xem xét thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ xấu

Để tăng thêm chủ thể tham gia thị trường, minh bạch hoá thông tin các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm, công khai các quy định, thủ tục, cách thức thực hiện giao dịch, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường nhất thiết phải thành lập Sàn giao dịch mua, bán nợ xấu. Việc thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ xấu sẽ giúp tháo gỡ nút thắt về vốn để xử lý nợ xấu trong điều kiện không sử dụng ngân sách nhà nước. Hiện nay khối lượng nợ xấu cần xử lý rất lớn, trong khi số lượng chủ thể tham gia lại rất ít và nguồn lực có hạn. Ngoài ra còn giúp còn tạo kênh đầu tư mới trên thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển.

trường, đầu mối sắp xếp cho bên mua, bên bán gặp nhau để thực hiện giao dịch và hơn nữa là thực hiện các thủ tục mua bán một các chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn về pháp lý cho các giao dịch, góp phần tăng thanh khoản cho hoạt động mua bá nợ xấu.

Với quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch, thông tin đáng tin cậy, đội ngủ quản lý, môi giới chuyên nghiệp, sàn giao dịch mua bán nợ xấu là nơi các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận các nhà đầu tư khi có nhu cầu xử lý danh mục nợ xấu để thu hồi vốn và ngược lại sàn giao dịch là nơi tập trung các nhà đầu tư, tạo kênh đầu tư mới đáng tin cậy.

Thành lập Hiệp hội Mua bán nợ xấu Việt Nam

Hoạt động mua, bán nợ xấu theo giá thị trường thời gian qua được thực hiện một cách đơn lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin. Do đó cần thiết phải thành lập Hiệp hội Mua bán nợ xấu Việt Nam với các hội viên chủ chốt gồm DATC, VAMC và các AMC của các tổ chức tín dụng.

Mục tiêu hoạt động của Hiệp hồi là tập hợp các hội viên để hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ thông tin trong hoạt động mua bán nợ xấu, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong quá trình mua bán, xử lý nợ xấu, đồng thời làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung.

Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nợ xấu của Việt Nam, trong số đó có những nhà đầu tư lớn của thế giới như Blackstone Group, Deutsche Bank Capital...Thực lực của các công ty mua bán nợ tại Việt Nam hiện không đủ sức để xử lý khoản nợ xấu lớn với giá trị khoảng lớn, vì vậy Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ. Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, các nhà đầu tư ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam.

Sự tham gia của các nhà đầu tư mới cũng cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận các mô hình quản trị mới, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, tạo cơ hội cho việc tham gia vào các thị trường mới thay vì các thị trường cũ...

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w