Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHHMua bán nợ Việt

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 - 85)

Bức tranh kinh tế toàn cầu hiệu nay kém tươi sáng do chịu sự tác động bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nội bộ Châu Âu chia rẽ, bất đồng giữa các nước lớn chưa được giải quyết triệt để, các cuộc xung đột địa - chính trị đang ngày càng tiếp diễn. Quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng không chỉ gây tổn hại cho Mỹ và Trung Quốc mà nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến đà đi lên của kinh tế thế giới. Giá cả hàng hóa leo thang, đầu tư giảm, kiểm soát xuất nhập khẩu khắt khe hơn và đặc biệt là thị trường tài chính toàn cầu liên tục bị biến đống. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi không đồng đều, một số nền kinh tế phải đối mặt với sức ép và nhiều rủi ro. Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2019 cũng đối mặt với nhiều biến động tiêu cực như giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nợ công cao, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn, nợ xấu.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Biểu đồ số 3.1: Tỷ lệ nợ công giai đoạn 2017-2019

luận và đang được các cơ quan chức năng quyết liệt triển khai trong suốt thời gian qua. Để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cần nhìn nhận rõ thực trạng thị trường mua bán nự tại Việt Nam, cũng như vai trò của các tổ chức trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam trong tiến trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp...

■ Quy mô vốn

(Tỷ đồng)

Biểu đồ số 3.2: Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ tại Việt nam

Trong những năm gần đây, vấn đề hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam được nhìn nhận như là một trong những yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển đất nước. Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xử lý nợ xấu chính vì vậy tình hình nợ xấu của nước ta ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Thị trường mua bán nợ góp phần quan trọng vào đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động mua bán nợ đang được xem là một lối thoát của các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh.Bên cạnh sự trì trệ của thị trường bất động sản thì những khó khăn của kinh tế vĩ mô đã khiến nợ tồn đọng của các doanh nghiệp tăng lên, làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân

hàng. Tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện vẫn ở mức khá cao. Mối liên hệ vay - cho vay đã hình thành sợi dây công nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng nên khi nợ xấu xảy ra nó ngay lập tức tác động tiêu cực cho cả doanh nghiệp vay, ngân hàng cho vay và khi tích tụ tới quy mô lớn và mang tính hệ thống, nó tàn phá cả hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế. Giải quyết nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính mới phục vụ cho việc tái cơ cấu hoạt động, thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ số 3.3. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng năm 2019

Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 149.220 tỷ đồng nợ xấu, ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 1.89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Luỹ kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 305.7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). Bên cạnh

việc xử lý nợ xấu, công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng cũng tiếp tục đuợc đẩy mạnh, năng lực điều hành, năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng tiếp tục đuợc củng cố.

Bên cạnh những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh thì cũng có không ít các ngân hàng vẫn chua thể xử lý tốt nợ xấu, dẫn đến việc phải trích lập dự phòng rủi ro cao. Có thể thấy, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức khỏe của ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã xóa sạch nợ tại VAMC trong 2 năm qua nhu Vietcombank, Techcombank, MBBank, VIB, OCB... Tuy vậy, bên cạnh việc xử lý nợ cũ, các ngân hàng cần phải kiểm soát chất luợng tín dụng, tránh không để nợ xấu phát sinh thêm. Thực tế, tuy đã cải thiện kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 đuợc ban hành, nhung công tác xử lý nợ xấu vẫn đang gặp không ít khó khăn, nhất là khi thời hạn 5 năm các khoản nợ xấu bán cho VAMC nay đuợc đáo hạn và ngân hàng buộc nhận lại để xử lý. Chính vì vậy các ngân hàng và VAMC đã tìm đến Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam nhu một giải pháp triệt để nhất để xử lý nợ xấu. Năm 2019 đã đánh dấu những buớc tiến đáng kể trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng, song luợng nợ xấu còn tồn đọng vẫn rất lớn.

Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển thị truờng mua bán nợ trong thời gian tới cũng nhu thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu thì cần chú trọng đến các vấn đề sau:

Một là, hình thành sản giao dịch mua bán nợ: đây là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, đầy đủ nhất về các khoản nợ đến các nhà đầu tu. Sàn giao dịch có thể trực thuộc Bộ Tài Chính, có nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao dịch, thiết lập các chuẩn mực về việc niêm yết thông tin khoản nợ, quản lý và phát triển các trung gian tạo lập thị truờng, các tổ chức đầu tu, xây dựng cơ chế giám sát và các quy định bảo vệ nhà đầu tu đồng thời tăng tính minh bạch và công khai của thị truờng.

Hai là, đa dạng hoá trên thị truờng mua bán nợ: xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán và các khoản nợ.

Ba là, phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các chủ nợ và tổ chức định giá độc lập đối với các khoản nợ, qua đó giúp cho bên mua và bên

bán xác định được giá trị thị trường của khoản nợ, từ đó xem xét quyết định việc mua bán.

Bốn là, tăng cường năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán nợ như DATC, VAMC và các AMC của các tổ chức tín dụng.

Trong hơn 15 năm với nỗ lực xây dựng và phát triển, DATC đã trải qua không ít khó khăn, thử thách nhưng đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra theo đề án thành lập, tạo ra mốc son lịch sử đáng ghi nhớ để từ đó bắt đầu mở ra một giai đoạn mới với tầm nhìn, định hướng phát triển phù hợp với bối cảnh và yêu cầu mới của Chính phủ đối với DATC.

Việc ra đời Nghị định 69/2016/NĐ-CP và Nghị quyết 42/2017/QH14 làm tăng tính cạnh tranh của thị trường mua bán nợ. Các tổ chức mua bán nợ tư nhân được quyền xóa nợ trực tiếp cho khách nợ khi đạt mức lợi nhuận kỳ vọng. Trong khi đó, khi bán nợ, DATC vẫn phải tuân thủ tuần tự các quy định về phương thức bán nợ không linh hoạt, làm tăng chi phí và thời gian xử lý nợ. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng áp dụng giải pháp bán tài sản bảo đảm đề thu hồi nợ và chào giá khởi điểm 100% cả gốc và lãi,... Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đàm phán mua bán nợ của DATC.

Trong năm 2020 HĐQT sẽ tập trung đẩy mạnh chỉ đạo một số hoạt động của công ty như sau:

- Thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị được quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty.

- Xây dựng định hướng hoạt động của Công ty qua nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đạt mức tăng trưởng cao.

- Tiếp tục củng cố tổ tức lại bộ máy nhân sự, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

- Quan tâm chia sẻ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cũng như thu nhập, quyền lợi, điều kiện làm việc của toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty.

- Không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, hoàn thiện quản lý hệ thống điều hành

- Triển khai các giải pháp công nghệ thông tin, phương thức quản lý, hiện đại nhằm tối ưu hóa nguồn lực của công ty.

- Giảm thiểu thời gian và quy trình để các phương án xử lý nợ được đàm phán trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả.

- Duy trì và phát huy đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty, tối đa hóa lợi ích của khách hàng để tạo giá trị gia tăng chung cho Công ty và xã hội.

- Tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường, liên kết với các ngân hàng và các tổ chức xử lý nợ khác.

- Tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mà còn thực hiện các hoạt động xử lý tài chính, hỗ trợ tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (với tư cách là khách nợ) sau khi mua nợ; tham gia xử lý nợ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Hoạt động mua bán nợ xấu của DATC không chỉ với mục đích xử lý nợ xấu của thị trường tín dụng mà còn hướng tới hỗ trợ khách nợ xử lý dứt điểm những khó khăn về tài chính, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp khách nợ phục hồi sản xuất, kinh doanh. Để tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các tổ chức có chức năng xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát huy vai trò của DATC đối với hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý nợ xấu trong nền kinh tế thì cần thiết xây dựng môi trường pháp lý đặc thù, thuận lợi hơn cho DATC trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w